Dinh dưỡng sau khi mổ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi sức khỏe. Bởi sau mỗi cuộc phẫu thuật dù ít dù nhiều, người bệnh sẽ bị mất máu và sức lực. Họ sẽ cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt và hợp lý để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vết mổ nhanh liền và nhanh chóng hồi sức. Vậy chế độ dinh dưỡng sau mổ cần lưu ý những gì?

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng sau khi mổ

Vai trò của dinh dưỡng sau phẫu thuật đó là giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng sau mổ đó là:

  • Chế độ ăn nhiều protein: đây là điểm quan trọng nhất, vì khi phẫu thuật thường làm cho cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, do vết thương, do viêm hay do bỏng nặng.
  • Chế độ ăn nhiều năng lượng: nhu cầu năng lượng của bệnh nhân phẫu thuật cần phải tăng thêm từ 10 – 50% và đôi khi phải tăng lên đến 100% so với bình thường.
  • Chế độ ăn nhiều glucid: ngoài cung cấp năng lượng, glucid còn giúp gan tích trữ nhiều glycogen và có tác dụng bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do thuốc mê.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cao ít nhất là 1 tháng đối với người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, có khi phải kéo dài đến 6 tháng hoặc hơn trong những trường hợp ghép gan,…

Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng sau khi mổ

Sau mổ, người bệnh sẽ xuất hiện một số rối loạn được biểu hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu sau 1 – 2 ngày mổ, cơ thể người bệnh sẽ tăng giảm đột ngột. Dưới tác dụng phụ của thuốc gây mê sẽ dẫn đến liệt ruột, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Giai đoạn giữa sau 3 – 5 ngày mổ, người bệnh đã có thể trung tiện do nhu động ruột dần hoạt động trở lại. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đói nhưng cơ thể mệt mỏi không muốn ăn.
  • Giai đoạn phục hồi khi đó vết mổ đã liền miệng, kali máu dần trở lại bình thường. Người bệnh đã bắt đầu ăn uống bình thường, quá trình đại tiểu tiện cũng diễn ra dễ dàng hơn.

Chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn sau mổ

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật có thể chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu

  • Ở giai đoạn này, bệnh nhân chưa ăn được, chủ yếu là bù nước, bù điện giải, cung cấp glucid để đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể, giảm giáng hóa protein. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân truyền tĩnh mạch các loại dịch truyền như Glucose 5% , Glucose 30%, NaCl 0,9%, KCl 1 hoặc 2 ống.
  • Nếu người bệnh bị trướng bụng thì không nên cho uống nước.
  • Nếu không phải phẫu thuật hệ tiêu hóa, có thể cho người bệnh uống ít một (50ml cách nhau 1 giờ). Uống nước đường, nước hoa quả hay nước luộc rau.
  • Có thể truyền plasma, máu nếu cần.

Giai đoạn giữa: ngày thứ 3 – 5

  • Giai đoạn này cần cho người bệnh ăn tăng dần, giảm dần dịch truyền.
  • Chế độ ăn tăng dần năng lượng và protein. Bắt đầu từ 500 Kcal và 30g protein. Sau đó 1 – 2 ngày lại tăng thêm từ 250 – 500 Kcal cho đến khi đặt mức 2000Kcal/ngày.
  • Cho người bệnh ăn sữa: nên dùng dưới dạng sữa pha nước cháo, sử dụng sữa bột đã loại bơ, dùng sữa đậu nành.
  • Có thể cho bệnh nhân dùng nước thịt ép khi không dùng được sữa.
  • Chia thành nhiều bữa trong ngày, 4 – 6 bữa, bởi người bệnh còn đang chán ăn, cần động viên bệnh nhân ăn.
  • Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin Bvitamin C, PP như nước chanh, nước cam,…
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, hạn chế thức ăn có xơ trong giai đoạn này.

Giai đoạn hồi phục

  • Ở giai đoạn này, vết mổ đã liền, sức khỏe của người bệnh đã khá hơn. Do đó chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng và giúp vết thương mau lành.
  • Chế độ ăn nhiều protein và calo: protein có thể từ 120 – 150g/ngày và năng lượng có thể từ 2.500 – 3.000 kcal/ngày.
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày ( 5 – 6 bữa/ngày).
  • Sử dụng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp đủ chất đạm.
  • Ăn nhiều các loại hoa quả để tăng cường vitamin C và vitamin nhóm B.
dinh duong sau mo
Tránh ăn những thực phẩm gây sẹo

Sau phẫu thuật nên ăn và tránh những thực phẩm gì?

Thực phẩm nên ăn sau mổ

  • Chất lỏng trong suốt
  • Thực phẩm giàu chất xơ ngăn ngừa táo bón
  • Thực phẩm chứa protein nạc giảm nhiễm trùng: thịt lợn, quả hạch, đậu hũ
  • Sữa chua phục hồi sức khỏe đường ruột
  • Chất béo lành mạnh: dầu olui, dầu dừa, bơ
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin A, C, canxi, sắt, kẽm
  • Thực phẩm chứa nhiều Calo: sữa, nước trái cây,…

Thực phẩm không nên ăn sau mổ

  • Đồ uống có cồn
  • Thịt đỏ, phô mai gây táo bón: thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu
  • Hải sản và đồ nếp có thể gây dị ứng
  • Thực phẩm chế biến nhiều: bánh kẹo, khoai tây tiên, xú xích,…
  • Tránh thực phẩm để lại sẹo lồi, làm đổi màu da vết thương: Rau muống, trứng, thịt bò, thịt gà

Lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh

Một số lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật:

  • Việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch ban đầu là rất cần thiết. Nhưng cần phải sớm nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa. Điều này vừa giúp bệnh nhân được nuôi dưỡng theo sinh lý bình thường, an toàn hơn, tiết kiệm hơn và vừa có tác dụng kích hoạt hệ thống tiêu hóa sớm trở lại hoạt động bình thường.
  • Nếu ăn bằng miệng không đủ có thể sử dụng chế độ ăn qua ống xông, sau đó dần cho người bệnh ăn bằng đường miệng.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày, không cho ăn quá nhiều một lúc để tránh tiêu chảy.
  • Ăn tăng dần lượng protein và calo.
leanpro 10 nutricare che do dinh duong sau khi mo
Sữa dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật Leanpro 10+

Việc đảm bảo dinh dưỡng trong việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật rất cần thiết. Với những thông tin trên sẽ giúp người nhà cũng như bệnh nhân có được kiến thức cần thiết để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm phục hồi sức khỏe nhanh nhất có thể.

Ngoài ra bạn, người nhà bệnh nhân có thể bổ sung thêm các loại sữa dành cho người sau phẫu thuật. Giúp bổ sung năng lượng cao,các dưỡng chất cần thiết giúp nhanh lành vết thương, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.

Bạn có thể tham khảo sữa dinh dưỡng tại đây: Sữa cho người sau phẫu thuật, mới ốm dậy