Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Các bệnh lý về gan có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể. Trong thời điểm này nếu chế độ ăn không hợp lý sẽ làm tình trạng bệnh lý gan nặng hơn và sự phục hồi của gan kéo dài. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan như thế nào là hợp lý?

Mối liên hệ giữa chế độ ăn và sức khỏe gan mật

Gan là cơ quan nội tạng có kích thước tương đối lớn trong cơ thể, luôn hoạt động liên tục bất kể ngày đêm vì sự sống còn của bạn.

Chức năng của gan là bài tiết ra dịch mật, chứa các men tiêu hóa, giúp phân cắt thức ăn thành các chất dinh dưỡng có kích thước nhỏ và dễ hấp thu vào trong máu. Nếu chức năng này bị tổn thương, bạn sẽ không tiêu thụ được bất kể thứ gì từ thực phẩm ăn vào và dần trở nên suy mòn.

Đồng thời, lá gan còn được ví như một nhà máy xử lý toàn bộ các chất lưu hành trong máu và thải các chất độc ra ngoài. Nếu bạn có chế độ ăn quá thịnh soạn, gan phải tích cực chuyển hóa và hấp thu các chất đó.

Nếu các món bạn ăn vào là những thực phẩm không lành mạnh, như thực phẩm nhiều chất béo hoặc chiên xào, nhiều muối, bia rượu quá mức, gan của bạn thực sự đang bị tấn công. Gan phải làm việc vất vả, điều chế và tống xuất chất thừa ra ngoài.

Tuy nhiên, không phải mức chịu đựng của lá gan là vô hạn. Chế độ ăn có mối quan hệ rất khăng khít đến sức khỏe gan mật. Việc điều trị bệnh gan đạt hiệu quả nhanh hay chậm, phần lớn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng đúng của người bệnh. Người bệnh cần loại bỏ thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của gan.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan cần luôn được tuân thủ và được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của từng cá nhân. Bệnh nhân có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những thực phẩm gì là tốt nhất cho cơ thể mình. Dưới đây là một số lời khuyên về các nhóm thực phẩm giúp gan luôn được khỏe mạnh hoặc khỏe hơn:

  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng: Chọn lựa và chế biến món ăn từ tất cả các nhóm thực phẩm đa dạng như ngũ cốc, trái cây, rau, thịt, đậu, sữa. Nhóm chất béo như dầu, bơ, sữa nguyên kem cần hạn chế.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ tạo điều kiện giúp gan của bạn hoạt động ở mức độ tối ưu. Trái cây, rau, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo và ngũ cốc hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu chất xơ cho cơ thể bạn mỗi ngày.
  • Ăn cá biển béo: Loại cá này có thể bổ sung thêm nguồn chất béo cần thiết cho cơ thể nhưng hoàn toàn thân thiện với lá gan của bạn cũng như sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, việc tiêu thụ cá béo và bổ sung dầu cá có thể giúp giảm tác động của các tình trạng trên gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
  • Ăn các loại hạt khô: Những loại này như là hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương… là nguồn vitamin E tốt, một chất dinh dưỡng mà nghiên cứu cho thấy có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, đây cũng là một lựa chọn lý tưởng khi bạn cảm thấy muốn ăn vặt.
  • Uống cà phê: Đây là tin vui cho những người yêu thích cà phê. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống hai đến ba cốc mỗi ngày có thể bảo vệ gan của bạn khỏi bị tổn thương, nhất là khi do uống quá nhiều rượu hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh. Đồng thời, thức uống hấp dẫn này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan.
  • Uống trà xanh: Đây cũng là một thức uống tốt cho gan do chứa một loại chất chống oxy hóa gọi là catechin, giúp bảo vệ gan chống lại một số dạng ung thư. Lượng catechin nhận được sẽ nhiều hơn nếu bạn tự pha trà và uống lúc còn nóng. Trà đá và trà xanh pha sẵn có mức độ chất này thấp hơn nhiều.
  • Uống nhiều nước: Một trong những điều tốt nhất mà đơn giản nhất bạn có thể làm cho gan là uống đủ nước. Tập thói quen uống nước khoáng hay nước lọc thay vì đồ uống ngọt như soda, nước giải khát đóng hộp. Thói quen này ngăn ngừa tình trạng thiếu nước và sẽ giúp gan của bạn hoạt động tốt hơn.
  • Giữ một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Điều đó có nghĩa là bạn cần giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18 đến 25. Đây cũng là kết quả nếu bạn thực hiện tốt những điều trên và có thói quen luyện tập thể lực thường xuyên. Bạn sẽ nhận được không chỉ là một lá gan khỏe mạnh mà còn là một cơ thể cường tráng.
dinh duong cho nguoi benh gan 1
Bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể

Khi bị bệnh gan, chức năng hòa tan các vitamin (A, D, E…) cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây hiện tượng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, vì thế sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Do đó, những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây tươi (cam, quýt, đu đủ, cà rốt, cà chua…), rau lá xanh (súp lơ xanh, cải bó xôi, rau muống, rau ngót, măng tây…) sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cần thiết đối với người bị bệnh gan. Duy trì hàm lượng 400 – 600gr rau xanh + trái cây/ngày là con số lý tưởng để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho người bệnh gan.

Người bệnh gan nên hạn chế ăn gì?

Hạn chế đồ ngọt

Đường chỉ nên ăn trong khoảng cho phép. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5gr tương đương 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25gr – tương đương 6 muỗng cà phê đường).

Theo đó, người bệnh gan không nên ăn trên 25gr/ngày (tương đương 5 thìa cà phê đường). Đường không chỉ khiến cơ thể nhanh lão hóa, tăng cân béo phì, stress… mà còn khiến gan “nặng trĩu”. Đường từ trái cây tự nhiên, mật ong, tinh bột sẽ tốt hơn các loại đường trong bánh kẹo, mứt…

Không ăn mặn

Tương tự, WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng 1 muỗng cà phê muối. Muối là loại thực phẩm được khuyến cáo ăn hạn chế nhất, bởi chúng gây tác hại không nhỏ tới sức khỏe. Muối gây tăng nước trong tế bào, từ đó tích nước trên mặt hoặc hai chân của người bệnh gan. Ngoài ra, loại gia vị này còn tăng huyết áp và đẩy nhanh quá trình xơ gan. Vì vậy, chỉ nên ăn dưới 5gr muối/ngày.

Hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ

Nội tạng động vật, thịt mỡ, các món ăn chiên xào, quá nhiều dầu mỡ làm tăng cholesterol và tăng áp lực lên gan. Người bệnh gan không nên ăn nhiều, những loại thực phẩm này. Lý do chất béo tích tụ lâu ngày sẽ tăng gánh nặng và kích thước của gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ (là tình trạng lượng mỡ tích tụ nhiều trong gan, chiếm trên 5% khối lượng gan).

Đừng uống bia rượu

Khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở. 90% còn lại sẽ đến thẳng gan. Khi lượng cồn vượt quá mức một đơn vị sẽ khiến tế bào gan hoạt động quá tải, chất độc không được xử lý mà xâm nhập vào gan và cơ thể.

Không dừng lại ở đó, chất cồn và các độc tố khác từ bia rượu sẽ kích hoạt tế bào Kupffer của gan, làm sản sinh quá mức các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… tấn công tế bào gan, khiến chúng tổn thương và chết nhanh chóng.

Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau cũng là nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan nên cần được hạn chế. Nguyên nhân là do trong các loại thuốc giảm đau thường chứa acetaminophen, chất gây hại cho gan. Vì vậy, đừng bao giờ lạm dụng thuốc giảm đau, nếu đau quá hãy uống đúng liều lượng quy định.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan

Người bệnh gan nên chia nhỏ khẩu phần và duy trì khoảng 4-6 bữa/ngày. Nên ăn nhiều vào buổi sáng và giảm dần về chiều tối. Ngoài ra, thực phẩm chế biến cho người mắc bệnh gan nên đảm bảo yếu tố mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Duy trì chế độ ăn nhạt, vừa phải, không quá nhiều gia vị sẽ giúp gan không phải làm việc vất vả. Thức ăn cần tươi mới, thời gian nấu nướng canh chỉnh hợp lý tránh gây thất thoát chất dinh dưỡng.

Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotein – phức hợp của đạm và các acid nucleic – sẽ tạo ra các chất không tốt cho sức khỏe như ure, axit uric, nitrat, cholesterol… trong quá trình chuyển hóa.

nutricare liver dinh duong cho nguoi benh gan
Sữa dinh dưỡng y học rối loạn chức năng gan Nutricare Liver

Với bệnh nhân mắc các chứng bệnh về gan, nếu không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì rất dễ sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Hiện có rất nhiều dòng sữa bổ sung dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh mắc các vấn đề về gan. Sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng năng lượng cao, giàu đạm, vitamin và các dưỡng chất khác giúp hỗ trợ và cải thiện chức năng gan.

Bạn có thể tham khảo tại đây: Sữa cho gan