Mất sữa đột ngột sau khi sinh khiến các mẹ vô cùng lo lắng do không có nguồn sữa để nuôi con. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé. Vậy khi mẹ bị mất sữa có cách nào lấy lại sữa nhanh nhất không?

Tình trạng mất sữa sau sinh là gì?

Thông thường, sau khi sinh một vài ngày, tuyến sữa của mẹ hoạt động liên tục để tiết ra nguồn sữa cho con bú. Tuy nhiên, nếu một lý do nào đó làm cho tuyến sữa ngưng hoạt động, không còn tiết sữa như bình thường dù cho mẹ đã cố gắng nặn, vắt thì điều này có nghĩa mẹ đã bị mất sữa. 

Thời gian mất sữa dài ngắn tùy thuộc vào tình trạng của người mẹ, hiện tượng mất sữa đột ngột có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ rồi mất hẳn.

Các mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy các dấu hiệu điển hình như bầu vú xẹp, lỏng lẻo, không cảm thấy căng tức, đau khi không cho bé bú, nặn hay vắt cũng không ra hoặc ra rất ít sữa.

Nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa, ít sữa sau sinh

Bé ít bú mẹ

Sự kích thích thường xuyên của bé khi bú sữa hoặc vắt sữa đều là yếu tố quan trọng không chỉ giúp con tiếp nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà nó còn là biện pháp giúp duy trì cũng như làm tăng tiết sữa để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể bé.

Nếu bé ít bú mẹ, cơ thể người mẹ sẽ hiểu rằng con cần ít sữa nên lượng sữa tiết ra sẽ ít hơn. Lâu dần, nếu con vẫn bú ít hoặc không bú sẽ dẫn đến hiện tượng giảm sữa rồi mất sữa đột ngột. Điều này rất dễ xảy ra nên mẹ hãy cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt, nhất là những ngày đầu sau sinh.

Dinh dưỡng không đầy đủ 

Chế độ dinh dưỡng sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Vì thế, sau sinh mẹ thường được khuyên nên ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng.

Nếu sản phụ quá kiêng khem trong chuyện ăn uống, không được ăn đầy đủ dinh dưỡng hoặc có chế độ ăn nghèo nàn có thể khiến lượng sữa ít dần và mất sữa đột ngột. Ngoài ra, một số sản phụ chưa có kinh nghiệm hoặc không tìm hiểu mà ăn phải những thực phẩm có thể gây mất sữa như lá lốt, bắp cải, măng chua… cũng là nguyên nhân gây tình trạng mất sữa.

Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú

Sau sinh, nếu sản phụ mắc một số bệnh liên quan đến tuyến vú cũng có gây nên tình trạng mất sữa đột ngột. Một số bệnh gồm: viêm tuyến vú, tắc tia sữa, áp xe vú, nhiễm khuẩn núm vú, phẫu thuật ngực sau sinh… Những bệnh lý này có thể khiến tuyến dẫn sữa bị tắc và dần dần mất sữa.

Các chấn thương vùng vú, như tác động quá mạnh hoặc không đúng cách khi vắt sữa, có thể dẫn đến tắc nghẽn tuyến vú, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa có thể làm mẹ bị mất sữa đột ngột.

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên xoa bóp bầu ngực nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ bầu ngực trước/ sau khi con con bú để tránh nhiễm khuẩn cũng như mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Ngoài những bệnh lý trên, nếu mẹ bị rối loạn nội tiết cũng có thể gây mất sữa do nó ảnh hưởng đến hormone Prolactin và Oxytocin, hai loại hormone điều phối hoạt động sản xuất sữa bên trong ngực mẹ.

Mẹ bị trầm cảm, stress

Yếu tố tinh thần ảnh hưởng lớn đến cơ chế sản xuất sữa của mẹ sau sinh. Vì thế, nếu sản phụ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý không ổn định, đặc biệt là những mẹ bị trầm cảm sau sinh rất dễ gặp phải tình trạng mất sữa đột ngột.

Nguyên nhân là do tâm lý bất ổn, chịu tổn thương về tinh thần sẽ khiến cho khí huyết lưu thông kém, kinh mạch trì trệ, hormone stress có thể làm giảm mức prolactin – hormone có trách nhiệm kích thích sản xuất sữa. Mẹ càng lo lắng, càng stress thì khả năng mất sữa đột ngột càng cao.

Nghỉ ngơi không hợp lý

Sau sinh, sản phụ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giúp khôi phục lại sức khỏe bởi cuộc sinh nở đã tiêu hao đi rất nhiều sức lực của mẹ. Thế nhưng, nhiều mẹ không có được nhiều thời gian để nghỉ ngơi do phải chăm con, cho con bú, dỗ dành con… Việc không được nghỉ ngơi tác động xấu đến sức khỏe và tinh thần của mẹ, đặc biệt nó có thể khiến mẹ bị mất sữa đột ngột, nhất là đối với những mẹ bị mất ngủ liên tục.

Ngài ra, việc không đủ thời gian để nghỉ ngơi và không có sự hỗ trợ trong việc chăm sóc bé và những công việc khác có thể gây ra căng thẳng, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa, làm mẹ mất sữa đột ngột.

Mẹ ít uống nước

Có đến 80% sữa mẹ là nước. Vì thế, muốn có nhiều sữa thì điều kiện đầu tiên là mẹ phải uống nhiều nước. Uống ít nước là nguyên nhân chính gây ít sữa hoặc mất sữa.

Bên cạnh nước lọc, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ nên bổ sung thêm nước từ hoa quả và thức ăn hàng ngày.

Bé bú bình/ dùng sữa công thức sớm

Nhiều trường hợp mẹ cho bé bú bình hoặc bú sữa công thức sớm có thể khiến con bỏ ti mẹ. Bé không bú mẹ khiến lượng sữa được sản xuất ra ngày càng ít dần cho đến khi mất sữa. Vì thế, mẹ nên cho con bú trực tiếp càng nhiều càng tốt, vừa giúp duy trì sữa, vừa tăng tình cảm mẹ con.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Sau sinh, việc sử dụng thuốc của sản phụ cần đặc biệt lưu ý vì nó có thể ảnh hưởng đến sữa và sức khỏe của bé. Sử dụng thuốc đặc trị, thuốc kháng sinh có thể làm ức chế quá trình tiết sữa, dẫn đến giảm sữa hoặc mất sữa đột ngột.

me bi mat sua nguyen nhan cach khac phuc
Bổ sung dinh dưỡng và cho trẻ bú đều đặt mỗi ngày

Mẹ bị mất sữa phải làm sao? Cách kích lại sữa

Cho trẻ bú nhiều hơn

Càng cho con bú nhiều, cơ thể bạn càng sản xuất ra nhiều sữa. Không cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thời gian biểu để cho con bú. Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ đói, miễn là bé muốn, đặc biệt là trong tuần đầu tiên khi mẹ bắt đầu có sữa và chú ý chỉ cho trẻ bú hết một bên vú sau đó mới sang bên còn lại.

Bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm lợi sữa 

Sau khi sinh con, mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học, đảm bảo cân đối dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin – khoáng chất) để duy trì nguồn sữa nuôi con. Nếu gặp phải dấu hiệu mất sữa, mẹ hãy bổ sung thực phẩm giúp “gọi sữa” dạt dào như rau má, rau khoai lang, các loại đậu, trứng, việt quất, ngũ cốc nguyên hạt; đồng thời hạn chế các loại gia vị cay như tỏi, ớt, hành tây để không ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa mẹ.

Bạn có thể tham khảo bổ sung sữa dinh dưỡng sau sinh cho mẹ, giúp tăng dưỡng chất cho mẹ và tăng tiết sữa tại đây: Sữa cho bà bầu, mẹ sau sinh

Uống nhiều nước

Uống nước nhiều, đặc biệt là nước ấm chính là yếu tố then chốt giúp cho cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa mỗi ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, những bài thuốc Nam được sử dụng nấu nước uống cho các bà mẹ sau sinh như nước chè vằng,… được áp dụng phổ biến. Nếu bạn mất nước, bạn sẽ sản xuất ít sữa hơn. Khi bạn quá bận rộn trong việc chăm sóc bé, bạn có thể mang theo chai nước bên mình và đừng quên uống nước đều đặn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia,… Bởi vì, đồ uống có cồn làm giảm sản xuất sữa, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để sữa mẹ được bài xuất ra và tổng lượng sữa cũng giảm.

Massage ngực kích thích sữa về

Thực hiện massage sẽ khiến ống dẫn sữa giãn nở, giúp sữa chảy nhanh và nhiều hơn, kích thích tuyến sữa sản xuất lượng sữa nhiều hơn.

Massage bầu ngực không chỉ giúp kích sữa cho mẹ bị ít sữa, mất sữa mà còn góp phần ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, u vú, áp xe vú. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ nhúng khăn mặt vào nước ấm khoảng 2p rồi đặt khăn lên bầu ngực và tiến hành massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.

Áp dụng cách kích sữa này mẹ phải thực hiện massage đều đặn 2-4 lần một ngày, mỗi lần khoảng 10p. Sau khi massage ngực kích sữa mẹ có thể uống một ly sữa ông thọ ấm để nhanh về sữa hơn.

Kiểm soát căng thẳng

Mặc dù căng thẳng có thể không gây ảnh hưởng nhiều tới việc sản xuất sữa nhưng nó có thể làm cản trở phản xạ xuống sữa khi sữa được giải phóng vào các ống dẫn sữa trong quá trình cho con bú và làm cho bé khó bú được sữa. Chăm sóc cho bản thân chính là cách tốt nhất để bạn có thể chăm sóc cho bé.

Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng quá mệt mỏi và căng thẳng. Hãy dành cho mình nhiều thời gian để ngủ. Mỗi ngày, mẹ nên ngủ ít nhất khoảng 10 tiếng, khoảng 2 – 4 tiếng vào ban ngày và 6 – 8 tiếng vào ban đêm để cơ thể được nghỉ ngơi, quá trình tiết sữa cũng trở nên thuận lợi hơn. Bạn cũng nên yêu cầu sự hỗ trợ từ phía bạn tình, gia đình và bạn bè trong những vấn đề khác. Hạn chế việc khách đến chơi trong những tuần đầu sau sinh để bạn có thêm thời gian và không gian yên tĩnh cho con bú, kích thích sữa xuống.

Cho bé bú/ hút sữa đúng cữ, đủ cữ

Tác động bú của bé với hành động ôm ngực mẹ là cách để gọi sữa về hiệu quả nhất ngay cả khi bạn đã bị mất sữa đột ngột hoàn toàn. Vì thế, hãy cho bé bú nhiều hơn, lâu hơn để cơ thể hiểu và tiếp tục sản xuất thêm nhiều sữa hơn nữa.

Nếu bé không chịu bú, bú ít hoặc bú sai khớp ngậm, mẹ có thể dùng máy hút sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động. Mới sinh, mẹ nên cho bé bú hoặc hút sữa 2 -3 giờ/ lần và thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Ngoài những cách trên mẹ cũng có thể áp dụng cách chữa mất sữa dân gian, đó là kích sữa bằng lá mít, búp dứa, chườm ngực bằng xôi nếp, đắp ngực bằng men trộn rượu trắng, lá tía tô giã nát…

Các bài thuốc Nam có tác dụng thông tắc tia sữa (giò heo, mè đen, đậu hũ – chân heo, cháo bí rợ nấu thịt nạc…), tránh ăn những thực phẩm gây mất sữa sau sinh (lá lốt, măng chua, rau mùi tây…) và tăng cường ăn các món ăn lợi sữa…

Mất sữa đột ngột sau sinh có thể gặp ở bất cứ sản phụ nào. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ có thể tham khảo một số cách làm trong bài viết để khắc phục hiệu quả, giúp duy trì nguồn sữa mẹ quý giá cho bé yêu nhé.