Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng và thường khi có triệu chứng thì đã ở mức độ nặng. Bệnh phổ biến ở người già, gây nên nhiều khó khăn trong vận động cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sữa Leanmax Bone là giải pháp dinh dưỡng giúp phòng và giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi và người cần cải thiện chức năng xương khớp.

Loãng xương là gì?

Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị phẫu thuật với chi phí tốn kém.

Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương.

Tuổi càng cao, tình trạng xốp xương sẽ càng tiến triển nặng hơn. Vì càng lớn tuổi, quá trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương.

Nguyên nhân gây loãng xương

  • Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, café, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D.
  • Những người thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm, mắc một số bệnh nội tiết.
  • Những người có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình).
  • Bệnh còn tăng ở những người phải dùng một số thuốc kéo dài như Corticoid, thuốc chống động kinh…

Loãng xương có nguy hiểm không?

Khi người bệnh không được điều trị kịp thời hay điều trị không đúng cách, những biến chứng của loãng xương có thể xuất hiện như:

  • Gãy xương: Tình trạng loãng xương làm suy giảm mật độ xương, khiến xương yếu, giòn, dễ gãy. Một số trường hợp chỉ cần một sự va chạm nhẹ, cúi gập người hoặc ho, hắt hơi cũng có khả năng làm gãy xương. Vì xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, xương cẳng chân là các xương chịu lực tác động nhiều nhất cơ thể. Vì thế, khi bị loãng xương, đây là các xương thường bị ảnh hưởng nhất. Gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng tay, gãy khớp háng là tình trạng thường gặp ở người bệnh loãng xương cao tuổi.
  • Lún xẹp đốt sống: Tình trạng lún xẹp đốt sống do loãng xương có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, biến chứng này có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài. Số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều có thể khiến tình trạng thoái hóa cột sống diễn tiến nhanh hơn.
  • Suy giảm khả năng vận động: Người bị loãng xương có thể bị tàn phế vĩnh viễn. Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Người bệnh thường phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng khác như viêm phổi, hoại tử, tắc mạch chi…
leanmax bone phong ngua loang xuong 1

Dinh dưỡng đối với người loãng xương

Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với người bị loãng xương là canxi và vitamin D. Canxi là một yếu tố quan trọng để xây dựng xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Lượng canxi cần thiết bổ sung phụ thuộc một phần vào độ tuổi và giới tính của bạn.

Đối với canxi:

  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi nên bổ sung khoảng 700 miligam canxi mỗi ngày
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi cần nhận được khoảng 1.000 miligam mỗi ngày
  • Trẻ em trên 9 tuổi và thanh thiếu niên nên được cung cấp 1.300 miligam canxi mỗi ngày
  • Phụ nữ trên 51 tuổi và đàn ông trên 71 tuổi cần bổ sung khoảng 1.200 miligam mỗi ngày.
  • Tất cả những người trưởng thành thuộc nhóm đối tượng còn lại cần nhận được 1.000 miligam mỗi ngày.

Đối với vitamin D:

  • Người từ 1 – 70 tuổi cần nhận 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày;
  • Người sau 70 tuổi nên nhận khoảng 800 IU mỗi ngày.

Một số chuyên gia về loãng xương khuyến cáo mỗi người nên bổ sung khoảng 800 – 1.200 IU vitamin D mỗi ngày.

Để biết chắc chắn mình cần nạp bao nhiêu vitamin D, bạn có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu để tìm vitamin (25-hydroxy vitamin D) tại bệnh viện. Xét nghiệm này giúp đo lượng vitamin D hiện có trong cơ thể bạn. Các chuyên gia cho rằng vitamin D không chỉ tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, mà còn bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị loãng xương.

Bổ sung dinh dưỡng khi bị loãng xương

Để tăng cường độ chắc khỏe, dẻo dai của xương và ngăn ngừa loãng xương, bạn có thể bổ sung canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống hoặc dùng chất bổ sung, thậm chí là kết hợp cả hai cách. Nhưng nhìn chung, nạp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thường tốt hơn chất bổ sung.

Thực phẩm cũng là một nguồn dinh dưỡng đầy đủ, phong phú hơn so với chất bổ sung.

Sữa dinh dưỡng, sữa chua, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác không chỉ có hàm lượng canxi cao, mà còn kèm theo nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác tốt cho sức khỏe của xương, chẳng hạn như phốt pho và protein. Khi đọc nhãn dinh dưỡng, hãy chọn các loại thực phẩm và đồ uống cung cấp cho bạn ít nhất 10% nhu cầu canxi hàng ngày.

Ở người không dung nạp đường sữa hoặc tránh sữa vì những lý do khác, có rất nhiều lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng khác, bao gồm:

  • Nước cam, sữa có nguồn gốc từ thực vật (như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân) và ngũ cốc giúp tăng cường canxi.
  • Các loại rau lá xanh, như: Cải xoăn, bông cải xanh và rau bina
  • Các loại hải sản, như: Cá hồi đóng hộp, sò, cá rô đại dương, nghêu, cua ghẹ và tôm.

Đối với vitamin D, bạn có thể tìm các mặt hàng được tăng cường thêm dưỡng chất này, chẳng hạn như:

  • Một số loại nước cam
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Sữa có nguồn gốc từ thực vật
  • Các loại cá, như: Cá hồi, cá ngừ và cá mòi.

Một số món ăn gợi ý được kể đến như: Súp đậu hũ tôm hầm xương sườn, ngao / nghêu hấp trứng gà, tôm xào hẹ,… Ngoài ra cần lưu ý không cho quá nhiều chất đạm và giảm muối trong chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương. Thay vào đó cần bổ sung thêm vitamin và chất khoáng (trong rau quả), magie (trong các loại hạt), flanovol (trong trà) và isoflavone (trong đậu nành).

leanmax bone 850g
Sữa Nutricare Leanmax Bone phòng ngừa loãng xương

Sữa Leanmax Bone cải thiện chức năng xương khớp, phòng ngừa loãng xương

Sữa dinh dưỡng Leanmax Bone là giải pháp dinh dưỡng giúp phòng và giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi và người cần cải thiện chức năng xương khớp nhờ bổ sung:

  • Canxi nano hàm lượng cao giúp xương chắc khỏe từ bên trong nhờ hấp thu tốt hơn canxi thường.
  • Cùng Collagen type II giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn.
  • Bổ sung chất béo MUFA, PUFA tốt cho tim mạch cùng chất xơ hòa tan FOS, SYNERGY 1 giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu Canxi.

Giúp xương chắc khoẻ

Sữa Leanmax Bone giàu Canxi nano – dễ hấp thu có hàm lượng lên tới 500mg/200ml sữa pha chuẩn. Nano canxi có kích thước phân tử siêu nhỏ giúp tăng khả năng hấp thu canxi lên tới 200% so với canxi thông thường, cho một hệ xương và răng chắc khỏe từ bên trong. 

Vitamin D3, Vitamin K2 giúp vận chuyển, tăng mật độ Canxi gắn vào khung xương, phòng & chống loãng xương.

Giúp khớp dẻo dai

Collagen type II thủy phân cùng Glucosamine giúp giảm đau khớp, tăng khả năng vận động, linh hoạt của sụn khớp. Bên cạnh đó, thành phần Collagen type II còn là chất trung gian kích thích cơ chế tự sản sinh ra chất chống sưng, chống đau của cơ thể, từ đó phòng chống các chứng viêm xương khớp, bảo vệ sức khỏe sụn khớp.

Hỗ trợ tiêu hoá, tăng hấp thu, tăng cường sức khoẻ

Chất xơ hòa tan (FOS/Inulin) giúp tiêu hóa tốt, tăng hấp thu Canxi. Giàu đạm kết hợp với 28 Vitamin & Khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh.

Bảo vệ tim mạch

Vitamin K2-MK7 cùng chất béo MUFA, PUFA giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Với nguồn nguyên liệu cao cấp, công nghệ sản xuất đạt chuẩn, công thức độc quyền mang đến nguồn năng lượng và dinh dưỡng cao, đặc biệt rất giàu canxi dưới dạng dễ hấp thu.

Đây chính là giải pháp hữu hiệu giúp phòng chống các bệnh về xương khớp hiệu quả. Sữa Leanmax Bone được các y bác sĩ tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác tin dùng.