Trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm, trái cây không chỉ kích thích sự thèm ăn, mà còn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, giúp bé khỏe mạnh và phát triển vững vàng hơn. Vậy cha mẹ nên lựa chọn loại trái cây cho bé ăn dặm nào để bé bổ sung hằng ngày? Hãy cùng tìm hiểu trông qua bài viết dưới đây nhé!

Cho bé ăn dặm

Ăn dặm là việc cho trẻ ăn bổ sung thêm các thức ăn ngoài sữa mẹ như tinh bột, đạm, vitamin,… từ các thực phẩm như cháo, bột, thịt, cá, trứng, sữa, rau, hoa quả,… Các loại thức ăn này có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện chứ không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, vẫn nên cho trẻ bú mẹ và tăng dần lượng thức ăn dặm theo độ tuổi của trẻ.

Khi trẻ 6 tháng tuổi chính là thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu ăn dặm. Bởi từ thời điểm này trở đi, trẻ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên. Khi đó, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ (đặc biệt là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi). Vì thế, trẻ cần ăn thêm các món ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo phát triển tốt và khỏe mạnh.

Lợi ích khi cho trẻ ăn dặm với trái cây

Trái cây là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin (A, C, E, K, nhóm B…) và khoáng chất (Canxi, Kali, Magie…) cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn phát triển đầu đời. Nhờ đó, trái cây giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngừa táo bón; ngừa nguy cơ bị béo phì; cho bé đề kháng khỏe, giảm ốm vặt.

Trái cây chín giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp,…

Bên cạnh đó, một đặc tính quan trọng là hoa quả còn có tác dụng gây thèm ăn, kích thích chức năng của các tuyến tiêu hóa. Hoa quả có nhiều chất xơ, kích thích làm tăng nhu động ruột, chống táo bón. Đồng thời, trong hoa quả có phức chất polyphenol chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Như vậy, việc ăn quả chín đối với mọi đối tượng nói chung, đối với trẻ em độ tuổi ăn dặm nói riêng là rất quan trọng. Theo Viện Dinh dưỡng, hằng ngày mỗi người trưởng thành nên ăn khoảng 300g rau xanh và 100g quả chín. Nhu cầu ăn rau xanh, hoa quả với trẻ em cần hợp lý tùy theo độ tuổi.

Bố mẹ nên bổ sung trái cây vào thực đơn ăn dặm của bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, trái cây chỉ là một nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn dặm mỗi ngày của con, không nên thay thế các nhóm chất còn lại (gồm chất bột đường, chất béo và chất đạm).

Tiêu chí lựa chọn trái cây cho bé ăn dặm

Khi bổ sung các loại quả cho bé ăn dặm, mẹ lựa chọn dựa trên những tiêu chí dưới đây:

  • Trẻ 6 tháng 2 tuần tuổi, mẹ nên chọn bổ sung cho con loại quả không quá chua hoặc quá ngọt. Ưu tiên các loại trái cây dễ hấp thụ và tiêu hóa, có kết cấu mềm, mịn, hương vị phù hợp với vị giác của bé
  • Sang tháng thứ 7, mẹ có thể đa dạng đồ ăn tráng miệng cho bé với nhiều loại trái cây khác nhau. Nhưng mẹ chỉ nên cho bé ăn trái cây chín thôi nhé!
  • Ưu tiên chọn trái cây tươi, không nên sử dụng trái cây đóng hộp để bổ sung dinh dưỡng cho bé. Vì trái cây đóng hộp có chứa đường và chất bảo quản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
  • Luôn chú ý đến phản ứng của trẻ khi bạn cho chúng ăn trái cây cũng như thức ăn dặm khác. Mỗi em bé có một khẩu vị riêng, do đó thích các loại thức ăn khác nhau. Chỉ vì bạn thích dưa hấu không có nghĩa là con bạn cũng thích chúng. Vì vậy, hãy tôn trọng sở thích của bé và không ép bé ăn loại mà con không muốn.

Ngoài ra, thời điểm cho bé ăn trái cây cũng là một lưu ý quan trọng mà mẹ cần nhớ. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé ăn trái cây trong bữa phụ hoặc sau bữa chính từ 30 – 35 phút. Tuyệt đối không cho bé ăn trái cây hoặc các loại đồ ăn vặt khác sát giờ cơm. Điều này sẽ làm bé ngang bụng, không ăn được thức ăn bữa chính. Bên cạnh đó, ăn trái cây ngay sau bữa chính cũng không tốt, dễ gây khó tiêu và các vấn đề tiêu hóa khác.

Kết hợp trái cây hoặc xay nhuyễn chúng cho trẻ

Kết hợp trái cây hoặc xay nhuyễn chúng cho trẻ

Những loại trái cây cho bé ăn dặm

Chuối

Chuối là trái cây có vị ngọt thanh, 1 quả có khoảng 400mg kali rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ. Chuối còn chứa rất nhiều calo, giúp trẻ tăng cân nhanh.

Các mẹ chỉ cần ¼ trái chuối chín, bỏ vỏ, cắt nhỏ rồi rây mịn là bé đã có món ăn dặm thơm ngon. Để thay đổi các mẹ có thể trộn chuối cùng khoai lang, khoai tây hoặc các loại trái cây, củ quả khác đều có thể làm thành bữa ăn dặm lý tưởng đầy dinh dưỡng cho bé.

Bơ là một trong những loại trái cây đứng đầu danh sách ăn dặm cho bé. Bơ được xem như vua trái cây ăn dặm. Bơ mềm, có vị béo, ngọt bùi, dẻo, tính mát, mang nhiều dưỡng chất và khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như sắt, kali, chất xơ, các loại vitamin. Bơ cung cấp omega 3 và vitamin E là 2 dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não cho bé.

Bơ rất dễ chế biến, mẹ có thể tán nhuyễn trộn với sữa mẹ là có hỗn hợp mềm dẻo thơm ngọt cho bé tập ăn. Với bé từ 6 tháng tuổi có thể kết hợp bơ với chuối hoặc bơ với bí đỏ, táo hay lê; với bé từ 8-12 tháng tuổi có thể biến tấu khác, hốn hợp nhiều thành phần hơn: bơ + xoài + sữa chua, bơ + đu đủ + kiwi, bơ + cà rốt + khoai tây… để khơi gợi ham muốn thèm ăn của bé.

Đu đủ chín

Đu đủ là loại quả lành tính, giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa. Loại quả này có vị ngọt, màu sắc hấp dẫn. Mẹ có thể kết hợp các loại trái cây khác để tạo thành các món ngon cho bé chẳng hạn như đu đủ – chuối; đu đủ -thanh long; đu đủ – lê, táo…

Quả mơ

Quả mơ rất giàu beta-carotene (vitamin A) giúp mắt bé sáng hơn. Đồng thời, vitamin C cùng các nguyên tố vi lượng khác như Canxi, Phốt pho… giúp bé tăng cường đề kháng, phát triển hệ xương, cho bé cứng cáp và cao lớn hơn.

Tuy nhiên, quả mơ khá chua, vì vậy mẹ nên kết hợp cùng các loại trái cây có vị ngọt khác như chuối, lê, táo… và chỉ cho bé dùng khi bé đủ 8 tháng tuổi nhé!

Mận chín

Mận là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp bé tăng cường đề kháng, cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Kết hợp với vitamin A giúp cải thiện thị lực, hỗ trợ xương chắc khỏe, cho bé mau lớn. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa có trong mận cũng giúp cải thiện não bộ, cho bé ghi nhớ tốt và tăng cường tư duy từ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn mận khi con đủ 8 tháng trở lên. Để món ăn thêm hấp dẫn, mẹ có thể xay nhuyễn mận và trộn cùng sữa chua đấy.

Táo

Táo có vị ngọt thơm tự nhiên nên nhiều trẻ rất thích. Táo chứa hàm lượng lớn vitamin C, carbohydrat, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé. Theo 1 số nguồn thông tin thì táo cũng rất tốt để ngăn ngừa và chống lại bệnh hen suyễn cho bé hiệu quả.

Vì táo cứng nên có nhiều mẹ không lựa chọn táo cho con ăn dặm. Tuy nhiên, với các bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhuyễn rồi nấu chín, có thể trộn cùng với chuối, dâu tây hoặc cherry vừa thơm vừa dễ ăn vừa tốt cho bé. Nếu muốn thay đổi, mẹ có thể xay nhuyễn rồi ép nhành nước táo cho bé thưởng thức. Hoặc có thể bổ múi cau, bỏ vỏ rồi hấp cách thủy cho táo mềm rồi để cho bé cầm ăn.

Xoài ngọt

Trong xoài chứa đầy đủ calo, protein, chất béo, cacbonhydrat, vitamin C, A, K, B6, folate và kali, nó cũng chứa chất chống oxy hóa và một lượng nhỏ các vi khoáng khác nên cũng rất thích hợp cho trẻ ăn dặm.

Xoài có thể kết hợp cùng với khoai lang và bí ngô xay nhuyễn để tăng thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, xoài cũng là một loại trái cây nóng dễ gây dị ứng, vì vậy các mẹ không nên cho trẻ ăn xoài sớm và nên dãn khoảng cách khi cho ăn để kiểm tra phản ứng cơ thể của trẻ.

Hồng xiêm

Hồng xiêm có khá nhiều vitamin C, B và các chất khoáng như kali, canxi, phốt pho, magie, đồng thời chứa rất nhiều đường và chất béo nên sẽ làm trẻ tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra hồng xiêm cũng mềm và nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể xay nhuyễn và bắt đầu cho bé ăn hồng xiêm vào tháng thứ 7.

Dưa lưới

Dưa lưới có thể được cho làm thức ăn dặm cho trẻ từ rất sớm. Vị ngon ngọt và mềm mại khiến chúng trở nên hấp dẫn với các bé. Dưa lưới cũng cung cấp nhiều vitamin A và C cũng như canxi quan trọng để hình thành xương khỏe mạnh và beta-carotene để phát triển mắt khỏe mạnh. Dưa lưới tốt nhất nên được cắt thành từng miếng nhỏ cho trẻ gặm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý loại bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn để tránh nuốt phải và bị hóc.

Trái cam

Các loại trái cây có múi như cam hoặc bưởi chủ yếu được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có nhiều đặc tính tích cực khác đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, vì trái cây họ cam quýt có tính axit cao nên rất khó tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên đợi cho đến khi hệ tiêu hóa của trẻ đủ mạnh. Từ 1 tuổi, trái cây họ cam quýt có thể được sử dụng như một nguồn cung cấp vitamin C quý giá.

Dâu tây

Dâu tây là loại quả rất giàu vitamin C – một dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn trẻ ăn dặm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời, hàm lượng oxy hóa cao trong dâu tây còn giúp làm giảm sự căng thẳng của oxy và ngăn ngừa sự tổn thương của gan. Các dưỡng chất khác như Canxi, Phốt pho có thể tham gia vào quá trình phát triển hệ xương, cho bé tăng trưởng thể lực và vận động tốt. Đặc biệt, trong dâu tây còn chứa nhiều Axit Folic và Folate, có tác dụng hỗ trợ sản xuất hồng cầu, cho hệ tuần hoàn bé trơn tru và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, vì dâu tây có nhiều tính axit, dễ gây dị ứng cho bé khi còn nhỏ. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn khi đủ 8 tháng tuổi trở lên.

Kiwi

Một loại trái cây cho bé ăn dặm khác mà mẹ có thể tham khảo là kiwi. Loại trái cây này chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường miễn dịch cho bé khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, kiwi còn giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa, cho bé không bị chướng bụng, khó tiêu khi dùng.

Theo đó, mẹ có thể cho chế biến kiwi thành đa dạng món ăn như kiwi xay nhuyễn, sữa chua kiwi, sinh tố kiwi…

Bổ sung đa dạng các loại trái cây cho trẻ

Bổ sung đa dạng các loại trái cây cho trẻ

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với trái cây

  • Nên cho trẻ ăn trái cây đúng mùa bởi những hoa quả trái mùa có thể chứa hoạt chất ép chín, hoặc thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu…
  • Kiên nhẫn và giúp con làm quen dần với nhiều loại trái cây. Cho trẻ ăn những loại trái cây yêu thích để giúp con ăn ngon.
  • Khi tập cho bé ăn dặm với trái cây, nên nghiền nhuyễn thay vì cắt miếng.
  • Chọn trái cây tươi ngon, sạch, không chứa chất bảo quản.
  • Có thể kết hợp nhiều loại trái cây với nhau để tạo thành món ăn hấp dẫn hơn.

Nhìn chung, trái cây giàu dưỡng chất nhưng không phải loại quả nào trẻ cũng ăn được. Vì vậy mẹ cần lựa chọn trái cây cho bé ăn dặm phù hợp và theo dõi trong suốt quá trình bé ăn. Song song đó cần cho trẻ ăn đủ và cân đối 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, ở giai đoạn này sữa vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ. Vì vậy, song song với bú mẹ và ăn dặm, mẹ nên cho con bổ sung thêm sữa công thức mỗi ngày.

Bạn có thể tham khảo các dòng sữa công thức bổ sung dưỡng chất cho trẻ TẠI ĐÂY!