Sâu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ khiến trẻ đau đớn, khó chịu, không ăn uống được gì và tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện. Vậy trẻ bị sâu răng sữa xử lý như thế nào?
Theo thống kê, có hơn 85% trẻ em Việt Nam 6-8 tuổi sâu răng sữa và trung bình mỗi em có trên 6 răng sữa bị sâu. Nếu trẻ bị sâu răng sữa sớm mà không được điều trị thì sẽ bị ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ.
Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em
Theo nghiên cứu, đôi khi nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ có yếu tố từ cha mẹ. Nếu các bà bầu bị viêm nha chu, thì rủi ro sinh non cao gấp đôi người bình thường. Ngoài ra, nguy cơ sẽ để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của răng trẻ. Hoặc làm cho răng dễ bị thiếu khoáng chất, dễ sứt mẻ.
Nếu trẻ mắc phải những bệnh về răng miệng như viêm tủy răng, viêm nướu răng mọc lệch gây trở ngại cho quá trình vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ. Đặc biệt men răng sữa của trẻ em có cấu trúc yếu hơn so với răng vĩnh viễn. Vì thế răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
Nếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ chứa nhiều carbohydrate (tinh bột và đường), điển hình là nước ngọt, bánh kẹo,… nó sẽ dính lại trên răng và chuyển hóa thành axit làm tổn thương và phá hủy men răng.
Cần lưu ý rằng hầu như trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ bị sâu răng nhưng những trẻ thuộc nhóm đối tượng sau thì dễ gặp phải tình trạng này hơn cả:
- Thực đơn ăn uống chứa quá nhiều chất tinh bột và đường
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Trong khoang miệng tiết ít nước bọt nhưng lượng vi khuẩn lại nhiều hơn mức bình thường.
- Bú bình thường xuyên vào ban đêm
- Không khám răng định kỳ với nha sĩ
Ảnh hưởng của việc sâu răng sữa tới trẻ
Mặc dù răng sữa sau này sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng trong giai đoạn răng sữa bị sâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ.
- Không chỉ răng sữa mới bị ảnh hưởng bởi tình trạng sâu mà nó còn tác động đến phần lợi và xương bên dưới.
- Sâu răng khiến trẻ đau nhức, dẫn tới tâm lý biếng ăn, ăn không ngon, thậm chí là còi xương, suy dinh dưỡng.
- Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng, bé có thể phải nhổ răng sớm kéo theo hệ quả là răng vĩnh viễn mọc sai vị trí. Sau này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khung xương hàm, khó phát âm.
- Nếu sâu răng nặng không được điều trị có thể dẫn tới hình thành áp xe răng, nhiễm trùng nướu, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp của trẻ, giúp trẻ học phát âm chuẩn hơn trong quá trình học nói, nếu răng sữa bị sâu sẽ làm hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ.
Thực tế, sâu răng sữa sẽ khiến trẻ rất khó chịu và có khả năng thể lây lan sang các răng bên cạnh hoặc phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Chúng còn có thể ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn mọc sau này, khiến cho răng trưởng thành dễ bị mọc lệch, mọc chậm, không thể mọc hoặc gây tiêu xương hàm…Chính vì những mối nguy hiểm trên, khi trẻ bị sâu răng sữa, cha mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị sâu răng sữa
Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa mới chớm thì có thể dùng thuốc trị sâu răng dành cho trẻ em chấm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau cho bé. Căn cứ vào tình trạng của trẻ, nha sĩ sẽ quyết định có nạo bỏ phần sâu răng hay những lỗ sâu rộng hay không. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần phải được thực hiện tại địa chỉ y tế có cơ sở vật chất đảm bảo, uy tín.
Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng thì cần phải đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ tiến hành loại bỏ phần sâu răng và khắc phục vết sâu bằng cách hàn trám lỗ sâu, khôi phục tính năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.
Nhìn chung cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám khi bị sâu răng. Nếu răng chưa có biểu hiện lung lay hoặc viêm nghiêm trọng thì chưa cần phải loại bỏ ngay. Bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp sau để khắc phục tình trạng sâu răng cho trẻ:
- Trường hợp trẻ chớm bị sâu răng: tùy từng trường hợp cụ thể sẽ cho dùng thuốc kháng sinh khoảng 3 – 5 ngày.
- Nếu sâu răng nặng hơn: loại bỏ những phần bị sâu và tiến hành trám răng, lấp kín những chỗ bị sâu ngăn chặn tình trạng tổn thương men răng.
- Nếu răng sâu nghiêm trọng: có thể sẽ phải nhổ chiếc răng bị sâu để không làm ảnh hưởng đến các răng lân cận cũng như phần nướu bên dưới.
Phòng ngừa bệnh sâu răng sữa ở trẻ nhỏ
Trong giai đoạn trẻ từ 2 đến 4 tuổi, các bậc phụ huynh có thể phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ nhỏ bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Trong thời gian thai nghén nên sử dụng thực phẩm có lợi cho men răng của bé như cua, ốc, cá, sò, tôm, sữa…
- Khi trẻ mới mọc răng sữa hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối ấm để giúp làm sạch mảng bám trên răng và không để vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để chống còi xương và hạn chế xương hàm của bé kém phát triển, phòng tránh tình trạng răng mọc lệch, yếu.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống ngọt vào buổi tối, khi trẻ được 1 tuổi thì chỉ cho uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
- Không cho bé ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì việc này có thể khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi của trẻ và gây ra tình trạng sâu răng sữa.
- Khi phát hiện trẻ bị sâu răng sữa thì cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để bác sĩ xử lý kịp thời.
Add comment