Tình trạng loãng xương xuất hiện tỷ lệ thuận với độ tuổi. Loãng xương ở người già là tình trạng xương bị xốp, thưa và giảm khối lượng xương. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời, bạn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Loãng xương ở người già là gì?
Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng dần đi. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến cho xương giòn, dễ tổn thương hoặc gãy dù chỉ là chấn thương nhẹ. Việc gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất cứ xương nào. Trong đó những trường hợp phổ biến nhất là gãy xương cẳng tay, xương đùi, xương cột sống.
Đặc biệt, một số xương khi đã gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương đùi, xương cột sống. Những trường hợp này cần phải thực hiện phẫu thuật với mức chi phí tốn kém.
Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm, nó khiến cho người bệnh có cảm giác đau mỏi không rõ ràng, cột sống gù vẹo và chiều cao giảm dần.
Những triệu chứng này chỉ được phát hiện sau một quãng thời gian dài. Thậm chí một số trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh khi đã xuất hiện các dấu hiệu gãy xương.
Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già
Theo BS.CKI Nguyễn Thị Kim Loan, Khoa Cơ xương khớp – BVĐK Tâm Anh Hà Nội, nguyên nhân chính gây loãng xương là do tuổi tác. Tuổi cao gây ra:
- Lão hóa các cơ quan, dẫn đến giảm hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để xương khỏe mạnh, làm suy yếu cấu trúc xương. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu hợp lý cũng gây ra tình trạng này.
- Ít vận động nên giảm tái tạo xương; ít ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên giảm hấp thu vitamin D, dẫn đến giảm hấp thu và tăng bài tiết canxi
- Các bệnh lý mãn tính như bệnh thận nặng (tăng đào thải canxi), các bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, tiểu đường, suy giảm chức năng các tuyến sinh dục…) buộc người cao tuổi phải sử dụng thuốc thường xuyên, làm suy yếu khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
- Các bệnh xương khớp mãn tính như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng thường gặp khi bị loãng xương
Loãng xương thường không có triệu chứng gì đặc hiệu, dấu hiệu thường thấy là đau, giảm chiều cao và khòm lưng.
- Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, bạn sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
- Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi bạn vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người
- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Điều trị loãng xương ở người già
Điều trị hỗ trợ
- Chế độ ăn: Người cao tuổi nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa. Cùng với thực phẩm giàu canxi, người cao tuổi cũng nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá hồi… Hạn chế dung nước có ga góp phần làm tăng loãng xương.
- Vận động: Vận động bằng cách tập các bài tập thể dục phù hợp sức khỏe và độ tuổi là cách giúp xương chắc khỏe hơn. Mỗi ngày chỉ cần vận động, phơi nắng từ 30 – 45 phút.
Dùng thuốc
- Thuốc giảm đau: Vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương vừa có tác dụng giảm đau. Các loại thuốc phổ biến là Paracetamol và Calcitonine. Cần lưu ý, hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau và chỉ dùng thuốc khi cần thiết.
- Thuốc tăng mật độ xương, chống phá hủy xương: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Những loại thuốc này bao gồm các hormone và các chất tác động đến hormone (Premarin, prempak C, Livial,…); nhóm thuốc Calcitonin và nhóm thuốc bisphosphonat.
- Nhóm thuốc giúp tạo xương bao gồm: Thuốc bổ sung canxi, vitamin D, thuốc chống đồng hóa…
Cần lưu ý cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D (nguyên liệu của quá trình tạo xương) cho cơ thể trước khi dùng thuốc ức chế hủy xương. Ngoài ra, với người cao tuổi việc tăng mật độ xương khó khăn hơn vì thế việc điều trị sẽ phải kéo dài hàng năm.
Cách phòng tránh loãng xương
Để phòng ngừa và làm chậm tình trạng loãng xương, bên cạnh việc xác định các nguyên nhân loãng xương, bạn cần chú ý tới cách phòng tránh như sau:
- Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ được tư vấn sử dụng các viên uống phù hợp với cơ thể.
- Với những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cần được kiểm tra, đo loãng xương để sớm phát hiện ra các dấu hiệu loãng xương.
- Luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì hệ xương chắc khỏe, gia tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, nhất là người lớn tuổi.
- Không lạm dụng rượu bia, chất kích thích và hút thuốc lá để không gây hại tới xương khớp.
- Nếu thấy xuất hiện những vấn đề về xương khớp như đau cơ bắp, đau xương khớp, thường xuyên bị chuột rút thì bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
- Cần tránh việc lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm xương khớp. Việc lạm dụng những loại thuốc này có thể khiến cho tình trạng loãng xương thêm trầm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Nên thận trọng trong làm việc và sinh hoạt để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Điều trị loãng xương đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém, không phải cứ điều trị là khỏi ngay. Vì thế biện pháp điều trị loãng xương là dự phòng loãng xương. Nếu có thể thì nên tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý rất tốt cho phòng loãng xương. Không chỉ ăn các thực phẩm giàu canxi mà cần phải ăn cả thức ăn giàu magie, phốt pho, vitamin D.
Với nữ giới để đề phòng loãng xương cần bổ sung cả nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh để dự phòng loãng xương và giúp xương chắc khỏe.
Loãng xương uống sữa gì? 4 gợi ý dành cho bạn
Sữa Leanmax Bone
Sữa Nutricare Leanmax Bone phòng ngừa loãng xương
Sữa Leanmax Bone của Nutricare với hệ BONE ACTIVE 3 tác động là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ phòng và ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe từ bên trong. Đặc biệt tốt cho tim mạch, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu canxi, giúp thay thế bữa ăn phụ, bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, giúp duy trì sức khỏe tổng thể, giúp xương chắc khỏe, khớp linh hoạt.
- Canxi Nano giúp xương chắc khỏe từ bên trong.
- Glucosamine & Collagen type II giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. Hỗ trợ giảm đau khớp
- Giàu Protein giúp tăng cường khối cơ.
- Canxi Nano, Vitamin K2, Vitamin D3 giúp hấp thu canxi tối ưu, đẩy nhanh quá trình lành xương & phòng chống loãng xương.
Sữa Nutricare Bone
Sữa ngừa loãng xương Nutricare Bone
Sữa dinh dưỡng y học Nutricare Bone bổ sung Glucosamin, Canxinano, Vitamin K2, Collagen type II cùng các dưỡng chất thích hợp với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi; Người bị loãng xương, có nguy cơ giảm mật độ xương; Người chơi thể thao, hoạt động thể lực nặng cần hỗ trợ chức năng xương khớp.
- Nutricare Bone giàu Canxi nano – dễ hấp thu có hàm lượng lên tới 500mg/200ml sữa pha chuẩn. Nano canxi có kích thước phân tử siêu nhỏ giúp tăng khả năng hấp thu canxi lên tới 200% so với canxi thông thường, cho một hệ xương và răng chắc khỏe từ bên trong.
- Vitamin D3, Vitamin K2 giúp vận chuyển, tăng mật độ Canxi gắn vào khung xương, phòng & chống loãng xương.
- Collagen type II thủy phân cùng Glucosamine giúp giảm đau khớp, tăng khả năng vận động, linh hoạt của sụn khớp. Bên cạnh đó, thành phần Collagen type II còn là chất trung gian kích thích cơ chế tự sản sinh ra chất chống sưng, chống đau của cơ thể, từ đó phòng chống các chứng viêm xương khớp, bảo vệ sức khỏe sụn khớp.
- Chất xơ hòa tan (FOS/Inulin) giúp tiêu hóa tốt, tăng hấp thu Canxi. Giàu đạm kết hợp với 28 Vitamin & Khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Vitamin K2-MK7 cùng chất béo MUFA, PUFA giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Sữa xương khớp Oscare Nutrition Gold
Sữa xương khớp Oscare Nutrition Gold
Sữa xương khớp Oscare Nutrition Gold dành cho người lớn giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, phòng ngừa loãng xương.
Sữa có chứa hàm lượng Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2 (MK7) lớn giúp tạo ra bộ khung xương chắc khoẻ, giảm tình trạng đau nhức xương khớp, viêm khớp, cải thiện hệ xương dành cho người sau phẫu thuật.
Sữa CanxiPro Vinamilk
Sữa giúp xương khớp chắc khỏe CanxiPro Vinamilk
Sữa giúp xương khớp chắc khoẻ Vinamilk CanxiPro được đặc chế một cách khoa học, giúp hấp thu canxi tối ưu, xây dựng hệ xương chắc khỏe, cùng với sự kết hợp độc đáo Collagen thủy phân để giúp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
- Canxi, Phốt pho, Magie, vitamin D và Kẽm: là các dưỡng chất thiết yếu để xây dựng 1 hệ xương chắc khỏe.
- Vitamin K2: giúp vận chuyện hiệu quả Canxi đi vào xương.
- Collagen thủy phân: bổ sung đều đặn giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
Lưu ý
Để bổ sung sữa cho người loãng xương đúng cách, bạn cần lưu ý:
- Pha sữa theo hướng dẫn sử dụng tránh pha sữa quá đặc hay quá loãng làm bổ sung thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng cho người bệnh.
- Vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ giúp đảm bảo vệ sinh an toàn cho người loãng xương sử dụng.
- Uống sữa trong vòng 1 tiếng sau khi pha tránh để lâu khiến sữa bị hỏng, biến đổi chất.
- Uống hết sữa bột sau 1 tháng mở hộp do sữa bột sử dụng nhiều lần, việc đóng mở nắp thường xuyên làm giảm dinh dưỡng và tăng khả năng sữa bị nhiễm khuẩn.
- Mua sữa chính hãng tại đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm giúp người loãng xương được uống sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm tốt.
- Uống vào bữa phụ, không lạm dụng và không uống thay cho bữa ăn chính.
- Uống đúng liều lượng: 2 – 3 ly/ngày giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người loãng xương phục hồi nhanh chóng.
- Thử uống 1 lượng nhỏ trước để kiểm tra phản ứng của cơ thể, nếu xảy ra tình trạng đau bụng, khó chịu nên đi khám và đổi sữa khác.
- Bảo quản sữa ở môi trường thoáng mát, khô ráo, đóng nắp kín sau khi sử dụng.
Kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm chính: bột đường, đạm, chất béo tốt, Vitamin và khoáng chất cần thiết. Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp giúp xương khớp hoạt động linh hoạt. Kiêng hoàn toàn chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,… Các chất này đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Canxi và tái tạo tế bào xương.
Sử dụng các loại sữa loãng xương chỉ là cách để hỗ trợ điều trị bệnh và cần phải có thời gian dài sử dụng thì mới có hiệu quả. Nếu cảm thấy tình trạng sức khỏe của bản thân không được ổn, hãy đi khám tại các bệnh viện ngay lập tức để tránh tình trạng xấu xảy ra.
Để lại bình luận