Sữa là thực phẩm bổ sung các dưỡng chất cho trẻ phát triển. Nhưng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Các mẹ cần làm gì trong tình trạng này?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là tình trạng tiêu chảy, đau bụng, táo bón, đầy hơi, buồn nôn,… khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược…
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa có rất nhiều: Có thể do chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé không cân bằng, do thức ăn không phù hợp với độ tuổi, do sử dụng thuốc kháng sinh làm sụt giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hoặc do đổi sang loại sữa mới…
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé, nên chế biến các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa, và không nên ép bé ăn uống theo chế độ bình thường lúc khỏe mạnh.
Nhưng khi các triệu chứng trên không thuyên giảm mà tiến triển thành một số biểu hiện sau thì mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt:
- Có dấu hiệu mất nước do nôn trớ nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần. Ngoài ra, các triệu chứng của bé bao gồm giảm nhu động ruột, khô môi, ít năng lượng và trông kiệt sức.
- Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài hơn hai tuần và không cải thiện.
- Các triệu chứng về phân như: Có máu trong phân, đi tiêu nhiều lần hơn bình thường hoặc mót rặn khi đi tiêu.
- Các biến chứng về đường hô hấp do trào ngược dạ dày như thở khò khè kéo dài.
- Nôn khan kéo dài hoặc nôn mọi thứ trong, trước và sau bữa ăn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi bú sữa mẹ
Trong 6 tháng đầu thì sữa mẹ là nguồn thực phẩm chính cung cấp chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa chưa phát triển nên sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé, vì vậy nếu chế độ ăn uống của mẹ không tốt thì trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Mẹ nên lưu ý:
- Mẹ nên ăn các thực phẩm thanh đạm, hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, những đồ ăn dễ gây đầy hơi như các loại đậu, cải bắp,…
- Nếu trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa thì bạn nên cho con bú tần suất thường xuyên để bù nước, và nên thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu tình trạng của bé không thuyên giảm.
- Nếu mãi vẫn không khỏi thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cho con uống dung dịch bù nước giữa các cữ bú nếu bị tiêu chảy hoặc sử dụng men tiêu hóa bổ sung.
Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa do sữa ngoài
Mẹ nên ngưng ngay việc sử dụng loại sữa đó cho bé. Trường hợp bé vẫn còn bú mẹ thì tích cực cho bé bú thêm vì trong sữa mẹ có chứa nhiều nước và kháng thể sẽ hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng tiêu hóa.
Khi hệ tiêu hóa của bé đã tạm ổn định, mẹ có thể cho bé dùng lại loại sữa bé đã quen dùng, nhưng nên dùng chút một và theo dõi phản ứng của bé để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa lặp lại.
Thực tế trong trường hợp này, không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn việc uống sữa trong khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, nhưng cần pha sữa loãng hơn và cho trẻ dùng chút một. Tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại sữa nào tốt nhất cho bé trong thời điểm hiện tại.
Do chế độ ăn uống, dùng thuốc
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc hoặc ăn kiêng, cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn và liều lượng thuốc, mẹ cũng nên giảm lượng sữa và nên cho trẻ sử dụng đường lactose hàng ngày bởi các hoạt chất có trong sữa có thể khiến tình trạng trớ ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Các mẹ nên cho trẻ ăn sữa loãng hơn và có thể hỏi ý kiến bác sĩ về loại sữa nên dùng lúc này.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?
Khi bị tiêu chảy, một loại men có tác dụng tiêu hóa và hấp thụ đường lactose (men lactase) bị suy giảm. Lactose lại là loại đường có mặt trong hầu hết các loại sữa động vật và khi trẻ bị tiêu chảy uống sữa, lượng đường trong sữa không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển thành acid lactic khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào trẻ cũng không được uống sữa. Thống kê tại các bệnh viện về tiêu chảy ở trẻ em đã cho thấy có khoảng 50-70% trường hợp nặng có biểu hiện không dung nạp đường lactose. Do đó, để đưa ra quyết định có cho trẻ uống sữa hay không, phụ huynh cần căn cứ vào các biểu hiện và nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện không dung nạp đường lactose như nôn ói, tiêu chảy tăng, phân lỏng có mùi chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ,… thì mẹ không nên cho trẻ dùng sữa. Nhưng nếu trẻ không có các biểu hiện trên, trẻ có thẻ dùng sữa với lượng ít.
Đối với trẻ không dung nạp đường lactose, nếu mẹ vẫn muốn cho trẻ dùng sữa, hãy chọn những loại sữa đặc biệt, đã tách bỏ lactose dành cho trẻ em. Khi trẻ uống những loại sữa này, các triệu chứng tiêu chảy sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, trẻ chịu ăn và rút ngắn thời gian khỏi bệnh.
Sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng, bổ sung kháng thể một cách tự nhiên và lý tưởng nhất. Do đó, khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn bị tiêu chảy, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú, tăng cữ bú hằng ngày của trẻ để trẻ bú nhiều hơn. Điều này sẽ giúp trẻ hết tiêu chảy một cách nhanh chóng.
Đối với với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên pha loãng sữa hơn so với bình thường hoặc cho trẻ uống sữa dành riêng cho trẻ bị tiêu chảy, có hàm lượng lactose thấp hoặc sữa được tinh chế từ đạm đậu nành,… Khi các triệu chứng của tiêu chảy được cải thiện, trẻ hết bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường lại, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, an toàn và khoa học.
Những lưu ý khi cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống sữa
Sữa là thực phẩm rất tốt cho trẻ và để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, mẹ cần lưu ý một số điểm khi chọn sữa cho trẻ rối loạn tiêu hóa:
- Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày, mẹ phải chọn sữa như sữa đậu nành. Sau khi trẻ hết tiêu chảy, niêm mạc ruột dần hồi phục thì trẻ có thể uống thêm sữa ngoài.
- Nếu trẻ sinh ra bị thiếu men tiêu hóa đường lactose, trẻ sẽ bị tiêu chảy kéo dài do ăn sữa ngoài. Trong trường hợp này, mẹ có thể sử dụng sữa thủy phân đường lactose hoặc sữa không có đường lactose cho bé.
- Đối với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, trường hợp này sẽ gây tiêu chảy khá nặng mà thường khó tìm ra nguyên nhân, lúc này mẹ có thể thử các loại sữa khác như sữa hạt, đậu nành hoặc sữa tách béo cho trẻ uống.
- Nếu trẻ vẫn gặp vấn đề về tiêu hóa khi mẹ chuyển sang loại sữa mới thì mẹ không nên cho trẻ uống loại sữa này nữa. Đối với trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn hoặc cho trẻ dùng sữa đã dùng trước đó.
- Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, ngoài việc cho trẻ uống sữa loãng hơn, mẹ nên cho trẻ uống bù nước và uống nước điện giải. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách pha sữa phù hợp cho bé.
Mẹ cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ bằng cách tránh những thức ăn không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nước uống có ga,… và ăn những trái cây tốt để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa như chuối, cà rốt, các món cơm, lòng trắng thịt,… Hơn hết phải có đủ nhóm chất dinh dưỡng là protein, lipit, chất bột đường, vitamin và khoáng chất để trẻ có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển.
Những loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Hikid Ildong
Men Hikid và Sữa Non 2 trong 1 là sản phẩm kết hợp hoàn hảo giữa sữa non và men vi sinh, giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Mỗi gói sữa non và men vi sinh Hikid 2in1 chứa 1 tỉ lợi khuẩn giúp cải thiện đường ruột còn non nớt của bé, từ đó giúp bé ăn ngon hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Sữa non bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, các kháng thể quý như IgF, IgG giúp nâng cao sức khỏe của trẻ, đặc biệt phù hợp với trẻ lười ăn, còi xương, hệ miễn dịch yếu hoặc mới ốm dậy.
- Men Hikid và Sữa Non 2 trong 1 với công nghệ 4 lớp phủ bảo vệ kép cho đường ruột, giúp men vi sinh chống lại axit dạ dày, tăng tỷ lệ bám dính vào thành ruột, bảo vệ đường ruột non yếu của trẻ.
- Đạm sữa non Hikid cô đặc cao gấp 5 lần so với sữa thường, trong mỗi một gói chứa 1 tỷ lợi khuẩn với nhiều chất dinh dưỡng tối ưu cho bé.
- Men Hikid chứa bộ tổ hợp men 7 loại lợi khuẩn độc quyền cấp bằng sáng chế của Ildong, bảo vệ kép cho cả ruột non và ruột già, chứa 3 loại Bifidus và Prebiotics: các thành phần giúp bảo vệ ruột tốt nhất.
- Men Hikid và Sữa Non 2 trong 1 bổ sung khuẩn có lợi giúp cải thiện hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, chống táo bón ở trẻ, giúp bé đi phân đều đặn hơn. Men cho bé hấp thụ tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, tăng cân hoàn hảo.
Sữa non ColosBaby Bio Gold
Sữa non ColosBaby Bio Gold của Vitadairy với công thức dinh dưỡng đột phá mới: với sữa non ColosIgG 24h nhập khẩu độc quyền từ Mỹ, kết hợp 2’FL HMO, lợi khuẩn Bifidobacterium, cùng rất nhiều dưỡng chất cao cấp đem đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng ưu việt, giúp bé có miễn dịch khỏe, tiêu hóa tốt và phát triển vượt trội cả về thể chất và trí tuệ trong những năm tháng đầu đời.
Bộ 3 tiêu hóa gồm 2’-FL HMO, lợi khuẩn Bifidobacterium và hệ chất xơ hòa tan FOS/Inulin phát huy vai trò bảo vệ và hỗ trợ chức năng tiêu hóa hiệu quả. Cùng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột cân bằng giúp bé hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tiêu hóa tốt và đặc biệt không bị táo bón.
Sữa Colos Opti
Sữa Colos Opti của Vitadairy với công thức dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, bổ sung Sữa non ColosIgG 24h độc quyền từ Mỹ, 2′-FL HMO, Lợi khuẩn Bifidus và hệ dưỡng chất vượt trội giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ.
Bổ sung sữa non ColosIgG 24h độc quyền từ Mỹ, lợi khuẩn Bifidus và hệ xơ kép HMO – FOS/Inulin giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, cân bằng tiêu hóa và phòng ngừa táo bón. Lysine, Vitamin nhóm B giúp bé ăn ngon và hấp thu tốt.
Peptamen Junior
Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho trẻ bị suy yếu đường tiêu hóa
Nestlé Health Science đem đến cho bạn liệu pháp dinh dưỡng để thay đổi cách quản lý sức khỏe hiệu quả hơn.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
- Nestlé Peptamen Junior 400g Hỗ trợ tổng hợp protein và là nguồn protein lý tưởng trong quá trình trao đổi chất
- Giàu BCAA giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress
- Dựa trên peptide 100%: Peptide giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và giúp kiểm soát tiêu chảy
- High MCT: 51% chất béo là MCT cung cấp năng lượng nhanh và giảm thiểu tình trạng kém hấp thu chất béo
Được thiết kế để hỗ trợ dung nạp tốt và dễ tiêu hóa
- 100% Đạm WHEY Làm trống dạ dày nhanh
- Tiêu hóa nhanh, hấp thu nhanh
- Giảm nguy cơ trào ngược và viêm phổi hít
- Áp lực thảm thấu thấp 370 mOsm/kg nước
- Giảm nguy cơ tiêu chảy thẩm thấu
- Cải thiện sự dung nạp đường tiêu hóa.
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh:
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Đây là cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ hệ miễn dịch của bé phát triển mạnh mẽ sau sinh.
- Chế biến thức ăn cho bé phải sử dụng các loại thực phẩm an toàn, vệ sinh và tiệt trùng bình sữa cũng như dụng cụ nấu ăn cho trẻ.
- Rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi cho bé ăn và khuyến khích bé tuân thủ vệ sinh cá nhân sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với động vật nuôi để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ, bao gồm cả tiêm ngừa Rotavirus.
- Nếu trẻ được bú sữa công thức, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại sữa phù hợp hơn cho bé. Một số loại sữa chứa lactose có thể tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, làm gia tăng tình trạng tiêu chảy.
- Có thể thay thế sữa bằng các loại sữa hạt như đậu nành, óc chó, hạnh nhân để hỗ trợ trong trường hợp bé bị tiêu chảy.
- Cho trẻ dùng thêm men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nghiên cứu về các sản phẩm men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa và giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Lựa chọn các sản phẩm men vi sinh có nguồn gốc và thành phần rõ ràng, bao gồm Probiotics và Prebiotics.
Để lại bình luận