Mùa tựu trường tới, việc các bé xa gia đình tới trường và ăn, học, sinh hoạt dường như toàn thời gian trên trường được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, nhất là vấn đề ăn uống. Nhiều bé đã quen với cách chăm sóc của ba mẹ tại nhà, khi tới trường ăn những món ăn, hay thức uống lạ hơn có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng một chút vấn đề, đặc biệt là những bé có hệ tiêu hóa yếu. Vậy để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ mùa tựu trường các bố mẹ cần lưu tâm những gì?
Bệnh về đường tiêu hóa
Mùa tựu trường cũng là lúc bé quay lại học tập và sinh hoạt tập trung nơi đông người, tiếp xúc với nhiều bạn bè và tác nhân gây hại xung quanh nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn chuyển mùa thời tiết thay đổi tạo môi trường cho vi rút, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh và tấn công sức khỏe của bé.
Và đối với những bé học lưu trú việc ăn uống, học tập, vui chơi ngay tại trường suốt 1 ngày dài sẽ nhân lên các yêu tố gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón mùa tựu trường là vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, khiến trẻ sẽ bị chậm lớn, chậm tăng cân do hấp thu chất dinh dưỡng kém. Nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng, hậu môn do nhiễm độc từ phân ứ đọng.
Là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, táo bón thường biểu hiện qua các triệu chứng: giảm số lần đi cầu, phân to, cứng và khó đi, phải rặn; hậu môn có thể bị nứt, tét dẫn đến tình trạng chảy máu. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong đó nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ đi học, đặc biệt là các bé lần đầu tiên đến trường khá phổ biến. Sự thay đổi thói quen sinh hoạt và tâm lý là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở trẻ.
Bệnh tiêu chảy, biếng ăn
Như đã nói ở trên, việc trẻ ăn những thức ăn lạ sau những ngày dài được ba mẹ chăm sóc tại nhà. Hay việc trẻ có thể mua đồ ăn vặt tại trường, gần trường không đảm bảo vệ sinh, thức ăn mang từ sáng mà đến trưa chiều mới ăn là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ, có thể làm trẻ bị tiêu chảy.
Hay nhiều vấn đề khác như thời tiết thay đổi thất thường, không khí ẩm ướt khiến nhiều thực phẩm dễ bị nấm mốc. Khi ăn phải những thực phẩm này trẻ dễ bị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn và suy giảm sức đề kháng.
Một số bệnh khiến trẻ có nguy cơ mắc phải trong mùa tựu trường như: nhiễm trùng đường hô hấp (viêm VA cấp, viêm phổi phế quản, viêm phổi, cúm A/B), Covid-19, tay chân miệng, sốt virus (siêu vi), nhiễm trùng đường ruột… có thể khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn.
Bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ vào năm học mới
Bổ sung prebiotic và men vi sinh cho con
Cân bằng vi khuẩn đường ruột sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể giúp con cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung các lợi khuẩn (probiotics) qua các loại thực phẩm hoặc qua các sản phẩm bổ sung và prebiotic (là thức ăn của các loại vi khuẩn có lợi).
Probiotics có trong các thực phẩm như sữa chua, phô mai và dưa muối và các sản phẩm men vi sinh.
Prebiotic có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, chuối, các loại đậu, hành, tỏi và mật ong. Hoặc các mẹ cũng có thể bổ sung prebiotic cho con bằng các sản phẩm bổ sung.
Bạn có thể tham khảo các dòng sữa bổ sung năng lượng và bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ tại: Sữa tốt tiêu hóa cho trẻ
Cho con ăn uống đủ dưỡng chất
Bữa ăn hàng ngày giàu các dưỡng chất và nhóm chất cần thiết như tinh bột, đạm từ thịt, trứng, cá, sữa và chất béo, rau xanh, hoa quả. Thực đơn đa dạng, món ăn thay đổi thường xuyên để tạo sức hấp dẫn và kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ bữa và đúng giờ, đặc biệt bữa sáng đóng vai trò quan trọng cung cấp nguồn năng lượng và tinh thần cho các hoạt động hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng tốt và đầy đủ giúp trẻ phát triển tốt và tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh hiệu quả.
Tăng cường đề kháng cho trẻ
Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, hợp lý giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các vi rút và vi khuẩn gây bệnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh khi học tập và sinh hoạt tập thể ở trường.
Ngoài ra, phụ huynh lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C hoặc các dạng vitamin bổ sung dạng viên, dạng bột,…để nâng cao sức đề kháng cho bé mỗi ngày.
Uống đủ nước
Nước có lượng calo bằng không, vì vậy hãy khuyến khích trẻ uống nước thay vì những thức uống khác như đồ uống có gas hoặc nước ngọt. Nếu thời tiết nóng hoặc trẻ phải tham gia các hoạt động vận động nhiều, mẹ nên khuyên trẻ uống nhiều nước hơn. Uống đủ nước giúp cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa vì nó giúp giảm tình trạng táo bón, giúp phân đi qua ruột dễ dàng hơn.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cơ thể, xúc miệng bằng nước muối. Nhỏ mắt, mũi cho trẻ hằng ngày để làm sạch các bụi bẩn ô nhiễm ngoài môi trường.
Dạy trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và tránh đưa tay lên vùng mặt để hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa để hạn chế lây nhiễm vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cho con mặc quần áo phù hợp theo thời tiết, không để quạt thẳng vào mặt bé, bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp.
Tăng cường vận động cho trẻ
Luyện tập cho bé các bài tập và thời gian vận động phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của bé, khoảng 30 phút mỗi ngày. Khuyến khích trẻ nâng cao hoạt động thể chất sau buổi học ở trường để tăng hoạt động trao đổi chất và khả năng thích nghi môi trường.
Vận động không chỉ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, phát triển mà còn ăn ngủ tốt hơn, tăng cường sức khỏe. Duy trì vận động thể lực đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng.
Cho bé ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển trí não tốt và khỏe mạnh hơn, vì vậy phụ huynh cần duy trì giấc ngủ ngon và đầy đủ cho bé để giữ tinh thần minh mẩn và cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, phụ huynh hãy luôn chia sẻ và trò chuyện với bé những câu chuyện vui về chủ đề trường học, bạn bè để bé cảm thấy vui vẻ, thoải mái và háo hức khi quay lại trường học.
Trẻ vừa trải qua thời gian nghỉ hè kéo dài, nên thói quen sinh hoạt đảo lộn, có thể ngủ trễ, dậy trễ. Vì thế, trước khi nhập học trở lại, phụ huynh cần thông báo cho con lịch tựu trường, rèn giờ giấc sinh hoạt ổn định, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya dậy sớm để đảm bảo sức khỏe cho năm học mới.
Để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả không chỉ tuân thủ việc phòng bệnh trên lớp. Trẻ cần tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ các bệnh truyền nhiễm đã có vaccine dự phòng.
Áp dụng hiệu quả những cách bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ ở trên giúp bạn có một đường ruột khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và cơ thể nhiều năng lượng mỗi ngày. Nếu gặp phải các rối loạn tiêu hóa, bệnh lý dạ dày đường ruột, hãy đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng.
Để lại bình luận