Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật, một trong số các yếu tố đó là dinh dưỡng. Dinh dưỡng đúng cách giúp làm giảm nhiễm trùng, tăng khả năng lành vết thương, hạn chế sụt cân, cải thiện chức năng ruột. Vậy dinh dưỡng sau phẫu thuật cần lưu ý những gì?
Những vấn đề làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật
Những sai lầm làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật mà bạn có thể mắc phải đó là:
- Làm quá nhiều, quá sớm: việc vận động quá sớm và quá nhiều không những không giúp phục hồi nhanh mà thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể. Nên bám sát theo những gì bác sĩ chỉ dẫn để có thể phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
- Ở trên giường: nằm trên giường có thể gây ra một loạt các vấn đề như cục máu đông, loét tỳ đè, tắc mạch phổi và làm suy yếu cơ bắp của bạn. Hãy rời khỏi giường khi có thể, việc đi lại sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi, tăng tốc độ tiêu hóa. Bởi sau phẫu thuật, ruột của bạn có thể hoạt động một cách chậm chạp, hoạt động một chút giúp đánh thức ruột của bạn.
- Không uống thuốc theo đơn: nhiều người sẽ không sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ bởi cho rằng nó có thể gây nghiện hoặc gây ra tình trạng táo bón, buồn nôn,… Điều này không phải là đúng đắn, bởi tình trạng đau có thể cản trở giấc ngủ, điều đó có thể làm cho bạn phục hồi chậm hơn.
- Bỏ qua vật lý trị liệu: nhiều người cho rằng họ có thể tự phục hồi được, nhưng thực tế là họ cần tập luyện với nhà vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn và phục hồi an toàn hơn.
- Không thực hiện bài tập thở: nếu như bạn đã phẫu thuật tim, phổi, bụng hoặc cột sống, bạn sẽ được cung cấp các bài tập để giúp phục hồi sau khi gây mê. Thực hiện bài tập thở là rất quan trọng, nó giúp phổi của bạn loại bỏ các chất nhầy tập hợp ở đó.
- Không nhận đủ thức ăn và đồ uống: bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc cảm giác ruột không di chuyển, điều đó sẽ làm bạn không có tâm trạng để ăn uống. Nhưng cơ thể bạn cần được tiếp năng lượng. Thực phẩm sẽ cung cấp cho cơ bắp của bạn năng lượng. Khi bạn không nhận đủ dinh dưỡng, sự phục hồi của bạn có thể bị đình trệ.
Lưu ý chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật
Để một ca phẫu thuật đạt kết quả tốt, người bệnh cần được nuôi dưỡng tốt cả trước và sau khi phẫu thuật.
Vai trò của dinh dưỡng trước khi phẫu thuật là để tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân một cách tối đa, giúp bệnh nhân có đủ sức chịu đựng ca phẫu thuật.
Vai trò của dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật là để đảm bảo giảm bớt cặn bã trong ruột, giảm vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là trong phẫu thuật đường tiêu hóa.
Vai trò của dinh dưỡng sau phẫu thuật đó là giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng sau mổ đó là:
- Chế độ ăn nhiều protein: đây là điểm quan trọng nhất, vì khi phẫu thuật thường làm cho cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, do vết thương, do viêm hay do bỏng nặng.
- Chế độ ăn nhiều năng lượng: nhu cầu năng lượng của bệnh nhân phẫu thuật cần phải tăng thêm từ 10 – 50% và đôi khi phải tăng lên đến 100% so với bình thường.
- Chế độ ăn nhiều glucid: ngoài cung cấp năng lượng, glucid còn giúp gan tích trữ nhiều glycogen và có tác dụng bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do thuốc mê.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cao ít nhất là 1 tháng đối với người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, có khi phải kéo dài đến 6 tháng hoặc hơn trong những trường hợp ghép gan,…
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật có thể chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu
- Ở giai đoạn này, bệnh nhân chưa ăn được, chủ yếu là bù nước, bù điện giải, cung cấp glucid để đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể, giảm giáng hóa protein. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân truyền tĩnh mạch các loại dịch truyền như Glucose 5% , Glucose 30%, NaCl 0,9%, KCl 1 hoặc 2 ống.
- Nếu người bệnh bị trướng bụng thì không nên cho uống nước.
- Nếu không phải phẫu thuật hệ tiêu hóa, có thể cho người bệnh uống ít một (50ml cách nhau 1 giờ). Uống nước đường, nước hoa quả hay nước luộc rau.
- Có thể truyền plasma, máu nếu cần.
Giai đoạn giữa: ngày thứ 3 – 5
- Giai đoạn này cần cho người bệnh ăn tăng dần, giảm dần dịch truyền.
- Chế độ ăn tăng dần năng lượng và protein. Bắt đầu từ 500 Kcal và 30g protein. Sau đó 1 – 2 ngày lại tăng thêm từ 250 – 500 Kcal cho đến khi đặt mức 2000Kcal/ngày.
- Cho người bệnh ăn sữa: nên dùng dưới dạng sữa pha nước cháo, sử dụng sữa bột đã loại bơ, dùng sữa đậu nành.
- Có thể cho bệnh nhân dùng nước thịt ép khi không dùng được sữa.
- Chia thành nhiều bữa trong ngày, 4 – 6 bữa, bởi người bệnh còn đang chán ăn, cần động viên bệnh nhân ăn.
Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, PP như nước chanh, nước cam,…
Giai đoạn hồi phục
- Ở giai đoạn này, vết mổ đã liền, sức khỏe của người bệnh đã khá hơn. Do đó chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng và giúp vết thương mau lành.
- Chế độ ăn nhiều protein và calo: protein có thể từ 120 – 150g/ngày và năng lượng có thể từ 2.500 – 3.000 kcal/ngày.
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày ( 5 – 6 bữa/ngày).
- Sử dụng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp đủ chất đạm.
- Ăn nhiều các loại hoa quả để tăng cường vitamin C và vitamin nhóm B.
Một số lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật
- Việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch ban đầu là rất cần thiết. Nhưng cần phải sớm nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa. Điều này vừa giúp bệnh nhân được nuôi dưỡng theo sinh lý bình thường, an toàn hơn, tiết kiệm hơn và vừa có tác dụng kích hoạt hệ thống tiêu hóa sớm trở lại hoạt động bình thường.
- Nếu ăn bằng miệng không đủ có thể sử dụng chế độ ăn qua ống xông, sau đó dần cho người bệnh ăn bằng đường miệng.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, không cho ăn quá nhiều một lúc để tránh tiêu chảy.
- Ăn tăng dần lượng protein và calo.
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên, người bệnh cũng nên tìm hiểu, sử dụng các loại sữa dinh dưỡng chuyên biệt trước và sau phẫu thuật. Với nguồn dinh dưỡng cao năng lượng vượt trội, giàu Protein giúp nhanh lành vết thương, phục hồi nhanh sau mổ.
Bạn có thể tham khảo các loại sữa dinh dưỡng phẫu thật tại đây: Sữa phẫu thuật
Sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì?
Người bệnh sau phẫu thuật thường xuất hiện hiện tượng táo bón. Triệu chứng này dễ gây ra tình trạng mất nước, mệt mỏi và cơ thể khó phục hồi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chữa táo bón có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, nhất là giảm nhu động ruột. Do đó, để cải thiện tình trạng này bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như đã đề cập ở trên và kiêng một số thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn nhiều giàu mỡ, gia vị nghèo chất xơ rất dễ dẫn đến táo bón như: khoai tây chiên, xúc xích, thịt xông khói,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa vốn giàu dinh dưỡng nhưng bệnh nhân sau phẫu thuật nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này. Nó có thể ảnh hưởng đến đường ruột, gây ra khó tiêu và tăng tiết dịch trong phổi.
- Các loại thịt đỏ không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp sau mổ.
- Đồ ăn nhiều đường như: bánh kẹo, thực phẩm có đường.
Để lại bình luận