Kháng thể IgG (Immunoglobulin G) được cơ thể tạo ra để bảo vệ cho cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ ngoài vào trong cơ thể. Immunoglobulin G có tỉ lệ cao nhất được tìm thấy trong máu và dịch ngoại bào và có khả năng kiểm soát nhiễm trùng các mô cơ thể. Khi chỉ số IgG giữ ổn định thì hệ miễn dịch mới hoạt động tốt.
Kháng thể là gì?
Khi sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người thì cơ thể sẽ nhận biết được sự xâm nhập này và sản xuất ra những chất gọi là kháng thể (antibody). Kháng thể này tiêu diệt vi khuẩn có hại, và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.
Có 5 loại kháng thể như sau:
- IgG: Là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. IgG xuyên qua nhau thai, bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.
- IgA: Chiếm khoảng 15 – 20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó.
- IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể.
- IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng.
- IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.
Trong đó, kháng thể IgG viết tắt của Immunoglobulin G hay còn được gọi là globulin G là một trong những protein có nhiều nhất trong huyết thanh người, chiếm khoảng 10 – 20% protein huyết tương. Đây là lớp chính trong năm loại immunoglobulin ở người, IgM, IgD, IgG, IgA và IgE. Các glycoprotein liên quan chặt chẽ này, khác nhau về cấu trúc chuỗi nặng và có chức năng hiệu ứng khác nhau. Immunoglobulin G có thể được chia thành bốn lớp con, được đặt tên, theo thứ tự giảm dần sự phong phú IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4.
Kháng thể IgG tham gia chủ yếu vào đáp ứng miễn dịch thứ phát và được tạo ra sau khi chuyển đổi lớp và trưởng thành của phản ứng kháng thể. Điều đặc biệt là kháng thể duy nhất có các thụ thể để đi qua nhau thai cung cấp kháng thể bảo vệ cho thai nhi trong tử cung. Bên cạnh đó IgA tiết ra trong sữa mẹ, Immunoglobulin G giúp cho trẻ sơ sinh một hệ miễn dịch.
Sự hình thành kháng thể
Việc hình thành kháng thể là một quá trình rất phức tạp qua nhiều giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn cân bằng: Trong thời gian này các kháng nguyên cân bằng giữa mạch máu và ngoài mạch máu bằng cách khuếch tán. Đó thường là một quá trình nhanh chóng. Từ khi kháng nguyên không còn khuếch tán nữa, thì giai đoạn này mất đi.
- Giai đoạn chuyển hóa phân rã: Trong giai đoạn này các tế bào và các enzym của cơ thể chuyển hóa kháng nguyên. Hầu hết các kháng nguyên bị các đại thực bào và tế bào thực bào khác bắt giữ. Thời gian dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào các chất sinh miễn dịch và cơ thể chủ.
- Giai đoạn loại bỏ miễn dịch: Trong giai đoạn này, kháng thể vừa được tổng hợp sẽ kết hợp với các kháng nguyên và tạo thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể, sau đó chúng bị thực bào và bị thoái hóa. Kháng thể tồn tại trong huyết thanh sau khi giai đoạn loại bỏ miễn dịch hoàn thành.
Vai trò của kháng thể
Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 vai trò chính là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
Liên kết với kháng nguyên
Các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi. Trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt của tế bào, vì vậy, các tế bào của cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra.
Một số loại virus, vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là các adhesive, còn virus sử dụng các protein cố định trên lớp vỏ ngoài để bám vào các tế bào của cơ thể. Các kháng thể kháng các phân tử bám dính adhesive của vi khuẩn và các kháng thể kháng protein capside của virus sẽ ngăn chặn chúng gắn vào các tế bào đích.
Hoạt hóa bổ thể
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là sự hoạt hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là một tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng các cách:
- Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn.
- Tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
- Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
- Phóng thích các phân tử hóa hướng động.
Huy động các tế bào miễn dịch
Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến đổi, kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Những tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Bằng cách này, các kháng thể có khả năng gắn với một vi khuẩn với một đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho giết tự nhiên có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.
Bổ sung kháng thể IgG tăng cường miễn dịch
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta cần bổ sung đầy đủ rất nhiều yếu tố như: Chất dinh dưỡng, đạm, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất khác, … Và đặc biệt là cần bổ sung nhiều kháng thể để tăng cường khả năng nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn cho cơ thể.
Để bổ sung kháng thể cho cơ thể nên sử dụng một số sản phẩm như: sữa non, mật ong, vì trong sữa non có thành phần IgG, IgA, IgM…rất quan trọng, giúp tăng sức đề kháng. Mật ong có tính kháng khuẩn giúp làm đẹp, chữa ho, bệnh dạ dày hiệu quả.
Mẹ cần bổ sung kháng thể IgG cho con một cách phù hợp theo thể trạng và từng giai đoạn phát triển thì con mới đảm bảo phát triển toàn diện và có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Để tăng cường miễn dịch cho con, ngoài bổ sung kháng thể IgG vào trong dinh dưỡng cho con, con còn cần được tiêm chủng đầy đủ và bổ sung đầy đủ vi chất như DHA, probiotics, các vitamin D… đều rất quan trọng.
Sữa chứa IgG tăng cường miễn dịch cho trẻ
Sữa Metacare Colostrum Nutricare
Sữa non Metacare Colostrum Nutricare tăng cường miễn dịch, phát triển toàn diện
Sữa non Metacare Colostrum 0+ là dòng sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, gồm cả các thành phần tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ phát triển trí não của trẻ.
- Với hàm lượng kháng thể IgG 1450+ cao vượt trội, Metacare Colostrum+ giúp trẻ tăng miễn dịch tự nhiên.
- Hai thành phần HMO & Lactoferrin làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách hạn chế sự xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh.
Sữa ColosIgG 24h Vitadairy
Sữa ColosIgG 24h Vitadairy tăng miễn dịch, tốt tiêu hóa
Sữa non ColosIgG 24h là sữa non thu trong 24 giờ đầu tiên sau sinh với hàm lượng kháng thể IgG cao vượt trội, được biết đến là nguồn dinh dưỡng quý giá và hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
- Giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa một cách tự nhiên đặc biệt phù hợp với trẻ em, Người lớn, phụ nữ mang thai và các giai đoạn cần tăng cường miễn dịch.
- ColosIgG 24h là loại sữa non quý giá vì cung cấp hàm lượng kháng thể IgG cao nhất, gấp 2 lần so với sữa non 48h, gấp 3 lần so với sữa non 72h, và cao gấp 100 lần so với sữa trưởng thành.
- Kháng thể IgG trong sữa non là yếu tố miễn dịch có khả năng tiêu diệt các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus, giúp bé tăng miễn dịch và phòng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hoá một cách hiệu quả.
Sữa non Nutricare Coloscare
Sữa non ColosCare Nutricare 1+ tăng cường miễn dịch cho bé
Sữa non ColosCare 1+ của Nutricare là sản phẩm dành cho bé từ 1-10 tuổi cung cấp hàm lượng sữa non cao IgG 1200+, Beta-Glucan, HMO 2`FL HMO, Lactoferrin giúp tăng cường miễn dịch, phát triển khỏe mạnh.
- Sữa non Colostrum chứa các chất có hoạt tính sinh học hàm lượng kháng thể IgG 1200+ cao vượt trội giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
- Beta-Glucan: giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, giúp cải thiện sức khỏe đường hô hấp.
- Lactoferrin giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và vi-rút gây bệnh.
- HMO là dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, ngăn cản sự bám dính vi khuẩn có hại trên thành tiêu hóa giảm tình trạng bệnh đường tiêu hóa
Để lại bình luận