Bên cạnh các yếu tố di truyền, thực phẩm bé ăn hàng ngày cũng góp một phần quan trọng quyết định bé thông minh và phát triển vượt trội. Nhưng ăn gì giúp trẻ thông minh? hãy cũng tìm hiểu qua bào viết sau nhé!
Sự phát triển não bộ của trẻ
Theo nghiên cứu, não bộ của trẻ được phát triển mạnh mẽ trong 3 năm đầu đời (được tính từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ). Trên thực tế, não của trẻ em đạt 80% trọng lượng não của người lớn vào thời điểm chúng được 2 tuổi và tiếp tục phát triển cho đến tuổi vị thành niên.
Khi não bộ bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao này, chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ở tuổi mới biết đi, nếu không nhận được các chất dinh dưỡng phù hợp, sự phát triển nhận thức của trẻ sẽ bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng trí nhớ, sự chú ý và khả năng học hành sau này.
Có một số dưỡng chất đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và hoạt động của não bộ của trẻ ở những năm đầu đời. Theo khuyến nghị của Ủy ban Dinh dưỡng của Học viện Nhi khoa Mỹ, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não ở trẻ mới biết bao gồm choline, folate, i-ốt, sắt, axit béo omega-3, chất đạm, kẽm và các vitamin A, D, B6, B12.
Nguyên tắc dinh dưỡng giúp trẻ thông minh hơn
Thực đơn hàng ngày cho bé cần phải đảm bảo cân bằng đủ 4 nhóm chất, ngoài ra mẹ cũng đừng quên tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:
- Thực phẩm giúp bé thông minh không chứa quá nhiều đường, gây gia tăng lượng đường trong máu
- Bổ sung cho bé những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
- Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho con bạn: đồ ăn nhanh, thức ăn chứa chất bảo quản,…
- Thực đơn xanh hàng ngày: Đa dạng các loại rau xanh để cho bé không cảm thấy nhàm chán.
Những dưỡng chất quan trọng cho não bao gồm:
- Chất đạm
- I-ốt
- Sắt
- Axit béo không no chuỗi dài
- Đường glucose và fructose
- Acid amin
- Vitamin, khoáng chất và nước
Thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng
Trứng thường là món khoái khẩu của trẻ nhỏ. Có nhiều chất dinh dưỡng tăng cường trí não trong trứng gồm choline, vitamin B12 và protein. Choline đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bình thường của não bộ và có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức. Trẻ em từ 8 tuổi chỉ cần ăn hai quả trứng mỗi ngày để nhận được đầy đủ lượng choline cần thiết.
Hải sản
Cá béo và các loại hải sản khác cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của não bộ như protein, kẽm, sắt, choline, i-ốt và axít béo omega-3. Tuy nhiên, bạn lưu ý tránh cho trẻ ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ và cá kiếm. Tiêu thụ quá nhiều thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy chọn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, cá hồi, cá rô phi, cua hoặc cá tuyết. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể sử dụng khẩu phần 30 gram của các hải sản này từ 2-3 lần một tuần.
Rau xanh
Các bậc cha mẹ nên tìm cách cho con ăn các loại rau lá xanh, như rau chân vịt và cải xoăn, bằng cách chế biến chúng thành nước sinh tố và nước sốt mì ống. Hai loại rau này là nguồn cung cấp sắt và folate tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhận đủ lượng folate có xu hướng nhận thức tốt hơn trẻ thiếu chất dinh dưỡng này. Trong khi đó, sắt thúc đẩy sự phát triển của vùng hải mã, phần não chịu trách nhiệm về học tập và trí nhớ.
Thịt bò nạc
Là nguồn cung cấp dồi dào kẽm và sắt, thịt bò nạc được coi là thực phẩm bổ não. Sắt đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ vì chúng dễ bị thiếu máu (nồng độ sắt trong máu thấp). Gần 1/10 trẻ em Mỹ từ 3 tuổi trở xuống bị thiếu sắt, một tình trạng có thể góp phần gây khó khăn trong học tập và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Sữa chua
Chứa các chất dinh dưỡng như protein, kẽm, choline và i-ốt, sữa chua không đường cũng hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ em. Trẻ cần i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp, vốn rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và các quá trình thần kinh. Ngay cả tình trạng thiếu i-ốt nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức tổng thể và khả năng suy luận.
Các loại hạt
Các loạt hạt và bơ có thể được chế biến thành bữa ăn nhẹ chứa nhiều protein, kẽm. Hai chất này giúp não bộ khỏe mạnh và phát triển trí nhớ dài hạn. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, làm suy giảm trí nhớ và khả năng học hỏi. Ăn các loạt hạt có thể gây nghẹn, vì vậy, hãy uống kèm thêm nước khi ăn.
Một số loại hạt như hạt quả lý chua đen, hạt hạnh nhân, hạt óc chó chứa nhiều Omega-3 có lợi cho não đang phát triển.
Omega là dưỡng chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ, bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo omega. Trong omega có ALA (axit alpha linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. ALA là một chất béo chỉ có trong thực vật, khi cơ thể hấp thu sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA, đồng thời là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào não.
Lưu ý, ALA chỉ có trong omega thực vật mà omega động vật không có. Khi bổ sung omega thực vật sẽ giúp cơ thể bé có được 3 chất béo thiết yếu này cho não, hỗ trợ não bộ phát triển một cách tối ưu.
Ở thời kỳ ăn giặm (từ bảy tháng đến ba tuổi), trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp đủ đạm, sắt, iốt… qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa; ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt; các axít béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín; uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iốt, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.
Các mẹ có thể tham khảo các loại sữa công thức dinh dưỡng giúp con phát triển trí não tại: Sữa thông minh
Những món ăn không tốt cho trẻ
Bên cạnh tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp cho bé thông minh, mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé ăn các món ăn không tốt cho sức khỏe và có khả năng ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
- Thực phẩm chiên rán hoặc chế biến sẵn chứa một lượng lớn các chất béo không tốt, gây phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho bé vì não bé đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp những tư duy và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Cho con ăn quá nhiều đồ chiên rán và chế biến sẵn là mẹ đang gián tiếp giảm trí thông minh của bé.
- Ăn quá nhiều đồ ngọt và đường: Bé thường không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn ngọt ngào của những viên kẹo. Mẹ nhiều khi chiều theo sở thích của con nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, điều này rất không tốt cho sức khỏe của bé. Bé ăn quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến tình trạng trí tuệ thấp, kém thông minh. Ngoài ra, đồ ngọt tạo cảm giác no khiến bé không cảm thấy thèm ăn, dần dần bé biếng ăn và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
- Đồ ăn chín quá 200 độ C: Những thức ăn như thịt cá sấy khô, hun khói,… khi chế biến tiếp xúc với nhiệt độ quá cao tạo thành các gốc tự do. Khi mẹ cho bé ăn những món ăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não, khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh. Vì vậy, mẹ nên thận trọng và hạn chế cho bé sử dụng những thực phẩm loại này.
- Chất ngọt nhân tạo: Các chất tạo ngọt nhân tạo được dùng thay thế đường trong nhiều món ăn khoái khẩu của bé như kem. Nếu bé ăn các chất ngọt nhân tạo lâu ngày có thể bị tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của bé.
Muốn có đứa con khoẻ mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khoẻ mạnh.
Để lại bình luận