Sữa pha xong để được bao lâu? Sữa công thức cho trẻ sơ sinh được sử dụng khi người mẹ không thể hoặc không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng của sữa công thức sau khi đã pha, mẹ nên đảm bảo thời gian và cách bảo quản được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Sữa pha xong để được bao lâu?
Các dòng sữa công thức sau khi pha xong có thể để được tối đa 2 tiếng. Khi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian sẽ kéo dài trong 24 tiếng.
Lượng sữa sau khi pha còn dư thì ba mẹ có thể uống hoặc đổ đi và không nên để bé uống cho cữ sau. Bởi lẽ, sữa dư thừa đã có dính nước bọt của bé. Chính lượng nước bọt này đã khiến cho sữa không còn được đảm bảo chất lượng như ban đầu.
Phụ huynh cần theo dõi con ở từng giai đoạn để biết được nhu cầu của con, tránh pha dư sữa. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ là nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.
Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý, để đảm bảo vị sữa ngon và giữ được thành phần dinh dưỡng, cần pha sữa đúng cách có ghi trên vỏ hộp hướng dẫn.
Nhiệt độ phù hợp để pha sữa công thức
Mỗi loại sữa công thức sẽ được nhà sản xuất khuyến cáo một mức nhiệt pha thích hợp. Có những loại sữa công thức hoà tan ở 70 độ C, nhưng có loại chỉ cần 50 độ C. Việc pha sữa ở nhiệt độ từ 60 – 80 độ C sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong sữa. Vì vậy, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sữa trên bao bì để biết được mức nhiệt phù hợp cho loại sữa mình đang sử dụng.
Nhiệt độ nước thích hợp nhất để pha sữa công thức là ở khoảng từ 30 độ C cho đến 45 độ C, tùy theo loại sữa nhất định. Bạn không nên pha sữa công thức ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa.
Cách bảo quản sữa đã pha
Để sữa đạt chất lượng dinh dưỡng tốt, cần bảo quản và sử dụng sản phẩm đúng theo hướng dẫn trên bao bì.
Sau đây là một số cách giúp các mẹ bảo quản sữa công thức đã pha:
- Để tránh nhiễm khuẩn, bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa, vì vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn khi sữa được bảo quản trong tủ lạnh đồng thời bảo quản được lâu hơn, tối đa 24h
- Sữa trẻ đã bú còn lại thì không nên cho trẻ dùng nữa
- Không nên cho trẻ dùng sữa để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn
- Sữa được bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 giờ thì không nên cho trẻ bú
- Trước khi cho trẻ bú, cần kiểm tra xem sữa được bảo quản trong tủ lạnh còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ
- Nếu mẹ và bé phải đi ra ngoài trong một vài tiếng, mẹ có thể mang theo bình ủ sữa hoặc bỏ bình sữa trong túi giữ lạnh và cho bé dùng trong 4 tiếng đồng hồ
- Sữa để trong tủ lạnh, không cần làm nóng, chỉ cần bỏ ra ngoài khoảng 1 tiếng hoặc làm ấm bằng cách để vào trong bình nước nóng.
Lưu ý, không hâm nóng sữa trong lò vi sóng.
Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý, để giữa được chất dinh dưỡng có trong sữa công thức, cần:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, sử dụng muỗng sạch để múc sữa
- Đậy nắp kín sau khi sử dụng sữa, không để sữa đã mở trong tủ lạnh khiến tránh sữa bên trong bị ẩm
- Không tự ý thay đổi công thức pha sữa, bằng cách pha loãng đi hoặc pha đậm hơn
- Không tự ý cho thêm các thành phần khác vào sữa khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Sữa nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng
- Cần chú ý cách bảo quản sữa sau khi đã mở nắp, để ở nơi mát, khô ráo, tránh ẩm ướt, không có ánh nắng trực tiếp hoặc nguồn nhiệt như bếp ga
- Dưới 25 độ C là nhiệt độ thích hợp để bảo quản hộp sữa
- Khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn có ghi trên vỏ hộp
- Tuân thủ theo đúng tỉ lệ pha của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt cho người sử dụng.
Các lưu ý khi pha sữa công thức cho bé
Lưu ý khi pha sữa cho bé
Bố mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi pha sữa để có thể giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng:
- Không tự ý thay đổi công thức pha sữa: mỗi loại sữa đều được nhà sản xuất hướng dẫn cách pha trên bao bì. Bố mẹ không tự ý thay đổi công thức để đảm bảo giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
- Không thêm các thành phần khác vào sữa: không nên thêm vào sữa những thành phần khác nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bỏ thêm những thành phần khác có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
- Rửa sạch tay trước khi pha sữa: bố mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng và dùng muỗng sạch để pha sữa. Nếu không rửa tay, vi khuẩn có thể lan truyền từ bàn tay sang bình, đi vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.
Lưu ý khi bảo quản hộp sữa
- Bảo quản hộp sữa công thức ở nơi khô thoáng: hộp sữa cần được cất ở những nơi thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao. Mức nhiệt dưới 25 độ C là điều kiện lý tưởng để bảo quản hộp sữa.
- Không đặt hộp sữa trong tủ lạnh: sau khi mở nắp hộp sữa, tuyệt đối không để vào trong tủ lạnh. Bạn chỉ cần đậy kín nắp và đặt tại nơi khô ráo là được.
- Xem kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì: trước khi mở nắp và sử dụng sữa, bạn nên kiểm tra nhãn mác và ngày sản xuất để xem sữa còn hạn sử dụng hay không.
- Chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng: sữa công thức sau khi mở nắp tốt nhất nên dùng trong vòng 1 tháng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sữa được ghi trên hộp.
Lưu ý khi bảo quản sữa đã pha
Để đảm bảo sữa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng thì mẹ nên pha sữa theo đúng hướng dẫn. Hãy bỏ túi cho mình những lưu ý cần thiết để bảo quản sữa công thức đã pha đúng cách:
- Dán nhãn chú thích ngày giờ: phương pháp này không chỉ giúp mẹ ghi nhớ cụ thể thời gian pha sữa mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, giúp tránh khỏi tình trạng bé phải uống sữa đã pha quá lâu.
- Hâm nóng sữa sau khi bảo quản trong tủ lạnh: tuyệt đối không hâm nóng sữa công thức trong lò vi sóng. Nên làm ấm sữa bằng cách đặt bình trong âu nước nóng hoặc sử dụng máy hâm sữa. Cần tránh không cho nước chảy vào núm vú hoặc bình sữa.
- Kiểm tra độ nóng của sữa trước khi cho bé bú: bố mẹ kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay. Làm vậy sẽ biết được sữa có quá nóng hay không, tránh làm bé bị bỏng.
Lưu ý về dụng cụ pha sữa cho bé
Bên cạnh lưu ý về cách bảo quản hộp sữa và sữa sau khi pha, bạn cũng nên tìm hiểu những lưu ý về dụng vụ pha sữa cho bé. Cụ thể là:
- Vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn bình, chai đựng sữa: hãy khử khuẩn bình, nắp, núm vú bằng nước nóng trước và sau khi sử dụng. Làm vậy sẽ ức chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn.
- Quét dọn không gian ngăn nắp: không gian trong phòng cũng cần khô thoáng, sạch sẽ trước khi pha sữa công thức cho trẻ.
- Nguồn nước pha sữa cho trẻ cần đảm bảo an toàn: cách tốt nhất là sử dụng nước tinh khiết hoặc nước lọc đun sôi để pha sữa.
Sữa công thức rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý cách sử dụng và bảo quản sữa để tránh tác dụng ngược, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Nhằm đảm bảo sức khỏe của con được phát triển tốt nhất thì ba mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của con. Nếu bé không nạp đủ những dưỡng chất cần thiết và đầy đủ có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và không đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Giai đoạn con bắt đầu ăn dặm được xem là thời điểm cực kỳ quan trọng để con có thể phát triển một cách toàn diện. Vì vậy, vào giai đoạn này, nếu ba mẹ không cho bé ăn đúng và đủ dưỡng chất thì có thể khiến con bị thiếu hụt khoáng chất. Lâu dần, các bé sẽ trở nên biếng ăn hơn, cơ thể chậm lớn và khó hấp thu dưỡng chất từ đồ ăn.
Trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Add comment