Chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng cho người bệnh bị suy thận là yếu tố quan trọng nhằm giảm áp lực cho thận, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Khi bị chẩn đoán suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, tránh để thận phải làm việc quá sức. Vậy người bệnh bị suy thận nên có chế dộ dinh dưỡng như thế nào?
Dinh dưỡng đối với bệnh nhân suy thận
Trong quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng cho người suy thận được đánh giá là rất quan trọng.
Một chế độ ăn khoa học và phù hợp sẽ tác động tích cực đến quá trình thải độc của thận, hỗ trợ thận sản xuất ra những loại hormone tốt cho các hoạt động trong cơ thể. Từ đó, kiểm soát bệnh tốt, ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài thời gian không phải chạy thận nhân tạo.
Ngược lại, một chế độ ăn không phù hợp có thể làm tăng áp lực lên thận, khiến thận hoạt động kém hơn, gây tích tụ những độc tố trong cơ thể và gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh suy thận cần khoa học, tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận
Tùy vào giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân lên thực đơn phù hợp. Tuy nhiên, cần nắm rõ nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng dành cho người suy thận như sau:
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Người bị suy thận nên cân đối để có những bữa ăn đầy đủ năng lượng. Không nên ăn quá nhiều để tránh gây áp lực cho thận. Trong quá trình ăn uống thì cần ăn chậm, nhai kỹ.
Trước khi chế biến, người bệnh nên xem thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm và cân đo lượng thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Có thể tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên chi tiết và chính xác.
Giảm muối
Khi bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Vì thế, bệnh suy thận có thể tiến triển nhanh chóng hơn. Do đó, ăn nhạt hơn cũng chính là cách người bệnh bảo vệ sức khỏe của mình.
Bạn có thể thay muối bằng các loại gia vị khác lành mạnh hơn, tăng cường ăn các loại rau củ tươi. Đồng thời hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, rau dưa muối, cá khô,…
Hạn chế bổ sung Phốt pho và Canxi
Đây đều là những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với những trường hợp bị suy thận, bổ sung quá nhiều những khoáng chất này khiến chúng dư thừa và tích tụ nhiều trong máu gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe như cường giáp, xơ vữa mạch máu, loãng xương,…
Giảm lượng Kali hấp thụ
Người mắc bệnh suy thận cần đảm bảo cân bằng lượng kali trong máu. Nếu bổ sung quá nhiều Kali, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm. Đối với những trường hợp suy thận độ 3 và 4, người bệnh còn được chỉ định một số loại thuốc giúp đào thải bớt lượng kali ra ngoài.
Một số thực phẩm chứa ít Kali mà bệnh nhân có thể bổ sung như táo, việt quất, súp lơ, rau chân vịt, khoai tây,…
Uống đủ nước
Người mắc bệnh suy thận chỉ nên uống đủ nước. Nếu uống quá nhiều nước, thận sẽ chịu thêm áp lực để thải chất lỏng ra bên ngoài dẫn đến khó kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ suy tim. Bên cạnh đó, bệnh nhân suy thận uống nhiều nước có thể khiến cho nước tích tụ quanh phổi và gây khó thở.
Các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể về lượng nước cần cắt giảm mỗi ngày đối với từng bệnh nhân cụ thể dựa trên giai đoạn và phương pháp điều trị bệnh. Người bệnh nên uống nước theo ngụm để dễ dàng kiểm soát lượng nước dung nạp vào cơ thể và hạn chế ăn những dạng thực phẩm lỏng như kem, súp, cháo, thạch,…
Protein
Lượng đạm cần cắt giảm sẽ dựa theo số lần lọc máu. Tần suất chạy thận tăng thì sẽ cần giảm nhiều đạm hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu đạm cũng phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể.
Chất béo
Nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất béo từ những thực phẩm có chứa dầu mỡ, đồ ăn chiên xào,… thì có thể gây áp lực lớn cho thận, khiến tình trạng suy thận càng nghiêm trọng hơn. Có thể ăn những chất béo lành mạnh như dầu oliu,…
Thực phẩm tốt cho người suy thận
Dinh dưỡng đúng cách có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, bảo tồn chức năng của các đơn vị thận, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh thận tiến triển, người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến tình trạng ăn uống kém và sụt cân nhanh chóng. Do đó, chế độ ăn người bệnh suy thận rất cần sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để bảo vệ thận và sức khỏe.
- Người suy thận nên lựa chọn các món ít đạm như gạo trắng, bột sắn dây, miến, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở,…
- Suy thận kèm theo bệnh lý tiểu đường nên chọn thực phẩm ít đường như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang,…
- Ăn uống đa dạng, đầy đủ và đúng liều chất đạm, có thể lựa chọn thay thế đạm động vật (thịt heo, thịt bò, gà, cá… ) bằng các loại đạm thực vật dễ tiêu hoá, calo thấp… Lưu ý nếu bệnh nhân suy thận có kèm rối loạn mỡ máu, nên hạn chế ăn trứng gà, thịt đỏ…
- Bổ sung canxi với các loại sữa ít đường hoặc không đường.
- Bệnh nhân suy thận chưa chạy thận nhân tạo, có thể sử dụng thay thế bằng dầu thực vật như dầu mè, đậu nành, oliu,… để bổ sung chất béo.
- Bổ sung đầy đủ vitamin qua rau xanh, trái cây… Có thể chọn các loại trái cây có màu xanh, đỏ, vàng, tím ở giai đoạn suy thận cấp.
- Nếu bệnh suy thận mạn, kèm tiểu đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo tây, cam, quýt, bưởi…, nhưng cần lưu ý hàm lượng kali trong từng loại thực phẩm.
- Có thể bổ sung thêm chất sắt, axit folic… theo yêu cầu của bác sĩ.
- Không nên sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê…, để tránh gây thêm gánh nặng cho thận.
Thực đơn tham khảo
Bệnh nhân suy thận nặng khoảng 60kg và chưa lọc thận, nên bổ sung khoảng 2100 calo mỗi ngày, protein 10%, tinh bột 65% và lipid 25%.
Bệnh nhân có thể tham khảo thực đơn sau:
– Bữa sáng: Có thể ăn miến nấu thịt heo. Trong đó gồm 60g miến và 50 g thịt heo.
– Bữa trưa:
- Một bát cơm gạo tẻ (nấu từ 50g gạo).
- Gà kho gừng: 50g gà và 2g gừng.
- Canh cải xanh: Trong đó cải xanh 50g.
- 5ml dầu ăn, ít hơn 3g muối.
- Táo 150g.
- 100ml nước.
– Bữa phụ: Có thể ăn khoảng 100g xoài.
– Bữa tối: Súp bí đỏ được nấu từ 100g bí đỏ.
Chế độ ăn DASH
Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) là một phương pháp ăn uống khoa học dành cho những người muốn phòng ngừa hoặc đang điều trị tăng huyết áp, giảm thiểu rủi ro các bệnh lý tim mạch. Đây cũng được xem là chế độ ăn kiêng phù hợp cho người bệnh suy thận, với các bệnh lý liên quan. Tuỳ vào giai đoạn suy thận, mà lựa chọn chế độ ăn DASH cho phù hợp, quan trọng cần cắt giảm lượng natri sử dụng trong ngày xuống mức dưới 1500mg/ngày. Nên ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm từ sữa ít béo; cắt giảm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa. Một số thực phẩm ưu tiên như ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt. Ăn nhạt, không dùng đồ uống có nước và thịt đỏ.
Những gì bạn ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Cần giữ cân nặng hợp lý, có chế độ ăn uống cân bằng, ít muối và chất béo, hạn chế thực phẩm có chứa nhiều kali, phốt pho, protein trong chế độ ăn, kiểm soát huyết áp.
Nếu có kèm theo bệnh lý tiểu đường, cần kiểm soát lượng đường trong máu. Kiểm soát huyết áp cao và bệnh tiểu đường tốt có thể giúp ngăn ngừa bệnh suy thận tiến triển nặng hơn. Người bệnh nên nghỉ ngơi, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng, hợp lý để tránh mất sức và ngủ đủ giấc, thói quen tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh suy thận.
Hiện nay, sữa là thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyến cáo nên dùng. Tuy nhiên không phải loại sữa dinh dưỡng nào cùng là loại sữa tốt cho người bệnh thận. Bệnh nhân thận cần được dùng loại sữa phù hợp nhất với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Sữa cho người suy thận là loại sữa cung cấp một chế độ dinh dưỡng có tỷ lệ Protein thấp, ít Natri, Kali, đảm bảo năng lượng và các acid amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho đối tượng cần chế độ giảm protein, người có Ure huyết tăng, người bệnh thận. Đồng thời giúp bồi bổ và phục hồi sức khỏe; giúp hấp thu và tiêu hóa tốt.
Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm tốt cho người suy thận tại đây: Sữa cho người suy thận
Để lại bình luận