Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Vậy mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân được chẩn đoán bị tiểu đường, trong phương pháp điều trị ngoài uống thuốc cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Có 3 nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Nguyên tắc 1: kiểm soát mức năng lượng đưa vào phụ thuộc cơ địa mỗi cá nhân. 
  • Nguyên tắc 2: ba thành phần sinh năng lượng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo cần kiểm soát theo tỷ lệ cân đối và đảm bảo đều đặn hàng ngày. Khi kiểm soát được 3 thành phần trên người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn. Chất xơ không sinh năng lượng và giúp làm chậm hấp thu đường vào máu. 
  • Nguyên tắc 3: bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. 

Ngoài ra người bệnh cần ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh ăn những món hầm, xay nhuyễn, chiên, nướng. Ăn chậm nhai kỹ với lượng thức ăn vừa đủ nhu cầu cho cơ thể. Tránh ăn khuya vì dễ tăng đường huyết vào buổi sáng. Không ăn thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng gói. Nên ăn món được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp.

Thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn

Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau:

  • Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…
benh tieu duong nen an gi thuc pham kiem soat duong huyet 1
Người bệnh tiểu đường cần ăn đúng giờ, đúng bữa

Ngoài ra bạn có thể bổ sung sữa dinh sưỡng chuyên biệt cho người tiểu đường. Các loại sữa này đều nằm trong nhóm có chỉ số đường huyết thấp và ít calo, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều Vitamin và khoáng chất trong sữa cũng giúp tăng cường sức khỏe, giảm viêm, sáng mắt và dự phòng các biến chứng tiểu đường.

Bạn có thể tham khảo tại đây: Sữa tiểu đường

Người bệnh tiểu đường không nên ăn

Một số thực phẩm khuyến cáo người bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Giữ chất béo ở mức tối thiểu, tránh xa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: bơ thực vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, sữa nguyên kem, phô mai, kem bánh quy giòn, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao… 
  • Hạn chế muối: dưới 2 gam muối mỗi ngày, hạn chế các thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn, các loại thịt muối và rau muối luôn chứa nhiều muối, hạn chế dùng các nước chấm khi ăn…
  • Ăn ít chất bột đường: Không ăn các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…). Giảm gạo, mì, ngô, khoai, không nên ăn miến.
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Thực phẩm giàu cholesterol: sữa nguyên kem, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, gan, nội tạng…
  • Không uống rượu bia, đồ uống có cồn chứa nhiều calo và đường.

Các thực phẩm không lành mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi ăn nhiều bao gồm: nước ngọt, thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, bánh kẹo có lượng đường cao, các loại kẹo sử dụng chất tạo ngọt, bia, rượu…

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây tăng đường huyết. Không nên kiêng hoàn toàn, người bệnh có thể ăn nhưng với một lượng vừa phải.

Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

5 sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng cho người tuổi bị tiểu đường:

  • Kiêng tuyệt đối tinh bột, trái cây ngọt: Tinh bột hay đường có trong thực phẩm tự nhiên đóng vai trò quan trọng cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn.
  • Ăn nhiều thịt đỏ: nhiều người có quan niệm ăn càng nhiều thịt đỏ càng tốt cho cơ thể. Dù thịt đỏ có tăng cường hệ miễn dịch nhưng nếu ăn quá nhiều gây tăng cholesterol trong máu, nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.
  • Chế độ ăn bỏ chất béo: chất béo có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hấp thụ một số vitamin tan trong dầu. Do vậy, người bệnh tiểu đường không nên cắt hoàn toàn chất béo mà chuyển sang chất béo không bão hòa.
  • Hiểu sai về đường: đường (glucose) được chứa dưới nhiều dạng, nhiều người thường có suy nghĩ đường chỉ có ở thực phẩm có vị ngọt nhưng thật ra đường còn có nhiều ở các thực phẩm khác như: cơm, bánh mì, lúa mạch, khoai, đậu, snack, mì, miến, củ cải, tương ớt, tương cà, sốt đóng hộp…