Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, làm việc kém hiệu quả là những dấu hiệu suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trọng cơ thể và trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn thân bị mệt mỏi, thiếu sức sống, cảm giác không được tập trung, không có tinh thần làm việc. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn kém, kèm theo những dấu hiệu khác như: sút cân, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ác mộng, giảm trí nhớ,…
Tình trạng này bất cứ ai cũng có thể gặp phải, nhưng thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20 – 40 tuổi. Đây là giai đoạn mà họ phải lao động mệt mỏi để kiếm tiền, lo cho cuộc sống, là nguồn lao động chính của gia đình cũng như xã hội.
Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,…
Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém… Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Dấu hiệu suy nhược cơ thể xuất hiện do những nguyên nhân nhất định. Chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:
- Lao động quá sức: nguyên nhân chính gây suy nhược cơ thể ở những người trẻ tuổi là do lao động quá sức. Lao động nặng, làm việc nhiều giờ trong ngày mà ít nghỉ ngơi, chế độ sinh hoạt không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và suy nhược về lâu dài.
- Do bệnh lý: những người mắc bệnh lý về huyết áp, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, nhiễm virus,… cũng dễ dàng bị suy nhược cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng quá nghèo nàn: những người phải ăn uống kiêng khem, hoặc người kén ăn, người ăn uống thiếu chất,… đều dễ bị suy nhược cơ thể.
- Người bị trầm cảm: người bị rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn khiến cho việc sinh hoạt thường ngày cũng không khoa học, ăn uống không đủ chất, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi. Đối tượng này có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể do tâm lý.
- Nguyên nhân khác: phụ nữ mang thai, người cao tuổi kém ăn,… khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho hoạt động của cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Dấu hiệu của suy nhược cơ thể
Có thể dự đoán cơ thể có bị suy nhược hay không dựa vào các triệu chứng dưới đây:
- Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu.
- Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng.
- Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ.
- Nổi hạch lympho mềm.
- Nhức đầu, khó ngủ.
- Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức.
- Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó.
- Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt.
- Thờ ơ và trầm cảm.
- Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
- Tính khí thất thường.
- Giảm khả năng tình dục.
Sự nguy hiểm của tình trạng suy ngược kéo dài
Suy nhược cơ thể nhẹ có thể không gây nguy hiểm, nhưng nếu như không điều trị bệnh suy nhược cơ thể sớm thì sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể nặng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống. Những ảnh hưởng của suy nhược cơ thể mà bạn có thể gặp phải như:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Khi cơ thể bị suy nhược tác động không nhỏ đến hệ thần kinh, hậu quả là người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ. Họ thường rất hay quên những việc mình cần làm, những kiến thức mình cần học. Như vậy, chất lượng làm việc và học tập sẽ suy giảm đáng kể, người bệnh thường mất tập trung khi làm bất cứ việc gì và hay lo lắng suy nghĩ.
- Ảnh hưởng tinh thần và giấc ngủ: Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi vì thiếu ngủ, thiếu năng lượng trong cuộc sống, chịu nhiều áp về lực công việc. Vì thế, tâm lý của họ thường bất ổn, không kiểm soát được cảm xúc và rất dễ bị kích động, cáu giận hoặc buồn bực vô cớ. Tình trạng này nếu như kéo dài có thể khiến bạn bị suy nhược thần kinh hoặc mắc một số bệnh lý tâm thần khác.
- Suy giảm sức khỏe: Những người bị suy nhược cơ thể suy giảm rõ rệt, sau khi vận động cơ thể dường như người bệnh thấy mất hết sức lực, năng lượng. Thậm chí, ở một số bệnh nhân còn thấy khó thở, ngất xỉu trong khi làm việc hoặc vận động. Những người bị suy nhược cơ thể thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch rất cao. Nếu như không điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản: Một số người bị suy nhược cơ thể và sức khỏe sinh sản cũng có ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Cụ thể, phụ nữ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Còn đàn ông sẽ gặp vấn đề khi quan hệ tình dục, thường xuất tinh sớm.
Nếu không điều trị sớm khi suy nhược cơ thể nặng sẽ khó cải thiện và điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Khi đó người bệnh có thể không chỉ có bệnh suy nhược cơ thể, mà các bệnh lý khác kèm theo. Điều này khiến người bệnh phải tăng chi phí điều trị cho bệnh.
Khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể
Sử dụng thuốc
Những người bị suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ cho thuốc và tư vấn 1 số hướng điều trị tích cực, đó là điều trị theo chương trình thể dục đặc biệt và điều trị hành vi để giúp bạn giảm triệu chứng suy nhược cơ thể như đau đầu, khó tập trung.
- Bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị đau đầu, đau cơ. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong quá trình điều trị bệnh.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Chế độ sinh hoạt
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin khoáng chất.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
Bạn có thể bổ sung thông qua thực phẩm tự nhiên qua bữa ăn hằng ngày, hoặc thông qua các loại thực phẩm chức năng hay sữa năng lượng cao.
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Tránh áp lực, stress trong cuộc sống.
- Có thể áp dụng các biện pháp như thiền, yoga, rèn luyện thể thao để giải tỏa căng thẳng.
Add comment