Tắm nắng rất tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tắm nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tắm nắng đúng cách cho trẻ. Nếu tắm nắng sai cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Lợi ích của việc tắm nắng
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. 80% vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ các nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, có tác dụng tăng cường sức khỏe xương.
Đối với trẻ em, tắm nắng sẽ giúp phát triển xương, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh vàng da. Đối với người lớn, tắm nắng có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương. Tắm nắng còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tăng số lượng bạch cầu cùng các kháng thể miễn dịch để giúp cơ thể tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các bệnh như cảm cúm, viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời.
Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc thường xuyên tắm nắng còn giúp giảm đau và chữa lành các vết thương một cách tự nhiên, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe của cơ thể sau phẫu thuật.
Tắm nắng được chứng minh là có tác dụng mang lại một làn da khỏe mạnh, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh chàm, viêm da, vảy nến, trứng cá…; giúp gia tăng mức serotonin và endorphin (hai loại hormone vui vẻ) trong cơ thể, nhờ đó có thể giúp cải thiện tâm trạng như tinh thần vui vẻ, sảng khoái, giảm tình trạng u sầu và trầm cảm; giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đêm vì khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ ngừng sản xuất melatonin (hormone liên quan đến giấc ngủ) vào ban ngày và tăng cường sản xuất vào ban đêm.
Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho trẻ
Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tắm nắng cũng phải đúng phương pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tắm nắng cho trẻ lúc mấy giờ?
Sau khi sinh khoảng 7-10 ngày, bé đã có thể tắm nắng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Thời gian trong ngày mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Thời gian thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể là khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ, vì thời điểm này tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu.
Ngược lại, khoảng sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.
Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý từ 10-16 giờ, là khoảng thời gian tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé, mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc với ánh nắng.
Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu là đủ?
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Trong những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20 đến 30 phút cho những ngày tiếp theo.
Mỗi lần tắm nắng chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
Vào mùa đông, Bố mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, và bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngược lại thì thời gian tắm nắng cho trẻ vào mùa hè mẹ nên ưu tiên phơi nắng bé vào sáng sớm để ánh nắng không quá gắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cách tắm nắng đúng cách
Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.
Cho bé mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau ở ngày thứ 4. Những ngày tiếp theo, cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày. Thời gian tắm không nên quá 30 phút mỗi ngày.
Phải để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da mới đảm bảo nhận được tác dụng sức khỏe. Do đó, mẹ không nên phơi nắng cho trẻ qua cửa kính. Khi tắm nắng, có thể cởi quần áo cho trẻ.
Để nắng chiếu lên 2 chân, 2 tay và bụng trẻ. Không để nắng chiếu vào mặt, mắt và đầu của trẻ để tránh gây ảnh hưởng đến não và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Đối với trường hợp trẻ bị vàng da nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Cho bé tắm nắng khoảng 30 phút buổi sáng hoặc chiều, lúc nắng nhẹ. Ánh nắng mặt trời có thể giúp những đứa trẻ vàng da nhẹ nhanh hết nhưng không thể điều trị được trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
Những điều cần lưu ý khi cho bé tắm nắng
- Mẹ không nên tắm nắng cho trẻ ở những nơi gió lộng, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
- Nơi tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.
- Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của bé.
- Nếu tắm cho bé trong phòng, nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.
- Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
- Cho bé uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng. Nếu là mùa hè, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng.
- Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.
- Nên mặc ít áo cho bé, để hở da càng nhiều càng tốt.
- Trong lúc tắm nắng, nếu thấy chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh, mẹ nên cho bé uống chút nước lọc ngay và lấy nước ấm lau người bé.
- Nếu trẻ bị ốm thì không nên cho trẻ tắm nắng.
Ngoài tắm nắng, một số thực phẩm như cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng… cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ khoảng 5% nhu cầu cần thiết mỗi ngày. Trong trường hợp không thể phơi nắng, thực phẩm không đủ cung cấp nhu cầu vitamin D cần thiết, có thể sử dụng biện pháp bổ sung vitamin D bằng thuốc nhỏ giọt hoặc dạng xịt. Liều bổ sung không khác biệt nhiều với các lứa tuổi: từ 400 – 600 đơn vị vitamin D mỗi ngày.
Để phát triển chiều cao cho trẻ ngào sửa sụng các dòng thực phẩm tự nhiên, sữa mẹ, thuốc bố mẹ còn có thể bổ sung sữa dinh dưỡng giúp tăng chiều cao cho trẻ. Bạn có thể tham khảo các dòng sữa giúp phát triển chiều cao TẠI ĐÂY!
Tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D nếu cần trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn, hoặc trẻ nhỏ uống ít hơn 400ml sữa công thức/ngày. Nên lưu ý, trẻ uống sữa công thức với lượng từ 700ml trở lên/ngày thì không cần bổ sung vitamin D.
Ngoài vitamin D, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như kẽm, lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Để lại bình luận