Sữa chứa hàm lượng protein cao cung cấp năng lượng cho cơ thể, được sử dụng phổ biến từ lâu nay. Tuy nhiên, uống sữa sai cách có thể khiến các loại vitamin và khoáng chất mất tác dụng. Việc uống lúc nào, bao nhiêu cần được cần được tìm hiểu kỹ để tránh mất tác dụng tốt từ sữa và không gây các tác động xấu. Nhiều người băn khoăn không biết có nên uống sữa lúc đói không, uống sữa khi đói có tốt không? Hãy cùng giải đáp trong bài viết sau đây!

Thành phần và lợi ích của sữa

Thành phần dinh dưỡng

Trong 244 gram sữa bò nguyên chất có chứa:

  • 146 kcal
  • 8 gram protein
  • 8 gram chất béo
  • 8 gram chất đạm
  • 28% RDA canxi
  • 24% RDA vitamin D
  • 18% RDA vitamin B12
  • 26% RDA riboflavin (B2)
  • 22% RDA photpho
  • 10% RDA kali
  • 13% RDA selen.

Những lợi ích mà sữa mang lại

Nhờ vào những chất dinh dưỡng trên, sữa mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

Hỗ trợ xương chắc khoẻ

  • Hàm lượng vitamin D và canxi dồi dào có trong sữa giúp xương chắc khỏe, đồng thời giảm nguy cơ loãng xương. Không những vậy, 244 gram sữa cung cấp tới 28% RDA hỗ trợ phòng tránh viêm chân răng và sâu răng, cũng như thúc đẩy quá trình phát triển răng chắc khỏe.

Phát triển cơ bắp

  • Protein trong sữa hỗ trợ quá trình phát triển cơ bắp và ngăn ngừa cảm giác đau cơ khi vận động. Ngoài ra, sữa tươi cũng chứa photpho, một chất có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất, từ đó giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Giảm mệt mỏi, căng thẳng

  • Tryptophan, một thành phần có trong sữa, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng.

Giúp ngủ ngon hơn

  • Uống một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ nâng cao chất lượng giấc ngủ, cải thiện tình trạng mất ngủ và khó ngủ.

Vậy có nên uống sữa lúc đói?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bạn không nên uống sữa khi bụng đói. Nguyên nhân là do lượng protein trong sữa đi vào cơ thể khi đang đói sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng khiến những dinh dưỡng của sữa bị mất đi. Bên cạnh đó, uống sữa khi đang đói cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng lactose gây nên đầy bụng. Ngoài ra, khi dạ dày trống rỗng sẽ co bóp mạnh hơn và đẩy sữa xuống ruột gây chướng bụng, khó tiêu.

Tuy nhiên, đối với người trưởng thành hoặc trẻ đã lớn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh vẫn hoàn toàn có thể uống sữa khi đói. Nhưng cần đặc biệt lưu ý các trường hợp không dung nạp lactose thì không nên uống vì có thể làm đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Vì sao không nên uống sữa khi đói?

Dị ứng lactose

Một số người uống sữa khi đói có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, đau bụng, khó chịu và chướng bụng. Đây là biểu hiện của chứng không dung nạp lactose, khi cơ thể không thể tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Những triệu chứng khó chịu này sẽ được cải thiện khi sử dụng sữa cùng với các thực phẩm khác hoặc lúc đã ăn no.

Khó tiêu hóa protein

Protein của sữa khi vào dạ dày sẽ được phân giải thành các axit amin để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Tuy nhiên, quá trình phân giải này không thể thực hiện được nếu bên trong dạ dày không có thức ăn. Khi đó, lượng protein cung cấp vào cơ thể sẽ không thể hấp thụ và sẽ bị đẩy vào đại tràng, chuyển hóa thành các hợp chất độc hại.

Tóm lại, uống sữa khi đói có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm giảm hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Thay vào đó, hãy uống sữa sau khi ăn để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng và duy trì sức khỏe tốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không dung nạp lactose hoặc vấn đề tiêu hóa nào, nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có lời khuyên cụ thể và phù hợp cho sức khỏe của bạn.

co nen uong sua luc doi khong vi sao

Bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa khi uống sữa lúc đói

Thời điểm uống sữa tốt nhất là khi nào?

Thời điểm được khuyến cáo uống sữa tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1 – 2 giờ và 2 giờ trước khi đi ngủ. Đây là lúc dạ dày không trống rỗng nhưng cũng không quá no nên sẽ hỗ trợ chuyển hóa protein trong sữa thành các axit amin và hấp thu chất dinh dưỡng có trong sữa một cách tốt nhất.

Đồng thời, uống sữa trước khi ngủ cũng cung cấp các dưỡng chất giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên không nên uống sữa quá sát giờ đi ngủ để tránh gây ra đầy hơi, chướng bụng.

Uống sữa thay bữa sáng có tốt không?

Uống sữa chưa đủ để thay thế hoàn toàn bữa sáng bởi đây là bữa ăn bạn cần cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để khởi động cơ thể cho ngày mới. Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, bạn cũng không nên uống sữa khi đang đói mà nên uống sữa bổ sung sau khi ăn sáng để sữa phát huy tác dụng tốt nhất.

Những sai lầm cần tránh khi uống sữa

Dưới đây là một số sai lầm cần tránh khi uống sữa mà bất cứ ai cũng nên biết:

Dùng sữa với hoa quả

Uống sữa kết hợp với các loại trái cây như cam, dâu, xoài, chanh là một trong những lầm tưởng về phương pháp làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, trái cây có đặc tính nhiệt, trong khi sữa lại có tính lạnh. Khi kết hợp sữa với trái cây, sữa có thể kết tủa và làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đau bụng, dị ứng, và cảm lạnh. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm khác như bơ, táo, đu đủ, đào lê, hoặc chuối.

Đun sôi sữa để uống

Một số người nghĩ rằng đun sôi sữa là cách để khử trùng và đảm bảo chất lượng sữa. Tuy nhiên, đun sôi sữa có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Ngoài ra, quá trình đun sữa cũng làm lắng đọng phosphate, gây cản trở quá trình tiêu hóa. Thực tế, hầu hết sữa được cung cấp trên thị trường đều đã được tiệt trùng an toàn, nên có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.

Uống sữa với thuốc

Trộn sữa vào thuốc không có tác dụng làm giảm vị đắng của thuốc như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, điều này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn giữa thành phần trong thuốc và sữa, ảnh hưởng đến sự hấp thu và hiệu quả của thuốc. Đồng thời có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Uống sữa thay nước

Sữa là một thức uống giàu dinh dưỡng, tuy vậy cũng không thể sử dụng để thay thế hoàn toàn nước. Nguyên nhân là bởi uống quá nhiều sữa sẽ làm gia tăng đào thải calci, từ đó làm hao hụt lượng calci trong cơ thể. Vì vậy bạn chỉ nên uống một lượng sữa nhất định mỗi ngày và kết hợp cùng nước trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Tuân thủ các lời khuyên trên sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa lợi ích dinh dưỡng từ sữa và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả. Sữa thực sự là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng cách và đúng thời điểm để cơ thể hấp thu tối đa lợi ích.