Vitamin K là chất dinh dưỡng cần thiết, thống kê cho thấy có tới 90% trẻ bị xuất huyết não do thiếu hụt vitamin K thường rơi vào độ tuổi 30 – 40 ngày tuổi. Vì vậy việc bổ sung vitamin K cho trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng.

Vai trò quan trọng của vitamin K

Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Bổ sung vitamin K kịp thời có thể giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị xuất huyết não, chảy máu do thiếu vitamin K trong những tháng đầu đời.

Ngoài việc phòng ngừa máu khó đông, vitamin K còn có một số tác dụng khác như:

  • Hoạt hóa Osteocalcin giúp phòng ngừa loãng xương và cải thiện mật độ xương, được ví như chất keo giúp xương chắc khỏe.
  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Vitamin K được chia làm 2 loại với nhiều điểm khác biệt:

  • Vitamin K1 có nguồn gốc thực vật.
  • Vitamin K2 có nguồn gốc vi khuẩn.

Các chuyên gia đều khuyến khích mọi người tăng cường vitamin K1 và K2 để tốt cho cơ thể. Ngoài ra còn có vitamin K3 vốn là một dạng vitamin nhân tạo được tổng hợp từ 2 loại trên, cần được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Vì sao cần bổ sung vitamin K cho trẻ?

Đối với trẻ sơ sinh, lượng vitamin K dự trữ trong cơ thể trẻ khá thấp. Bên cạnh đó hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ cũng không nhiều nên trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu vitamin K và gặp phải các vấn đề sau:

  • Thiếu vitamin K1: cơ thể trẻ dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (từ mũi, miệng, rốn) trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Thiếu vitamin K2: trẻ dễ bị xuất huyết trong tuần đầu sau khi chào đời.
  • Thiếu vitamin K3: xuất huyết khi trẻ được 2-12 tuần tuổi. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng lại nguy hiểm nhất vì tỷ lệ tử vong cao (thường là do xuất huyết não).

Vitamin K trong cơ thể tham gia vào nhiều chức năng khác nhau như:

  • Giúp mau lành vết thương: nhờ khả năng hỗ trợ đông cầm máu nên vitamin K có thể ngăn ngừa chảy máu không ngừng, hạn chế nhiễm trùng vết thương. Từ đó, thúc đẩy quá trình liền sẹo.
  • Giúp xương chắc khỏe: vitamin K cũng có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ đường ruột hấp thu vitamin D và canxi. Nhờ vậy, giúp trẻ có một khung xương chắc khoẻ và hỗ trợ tăng trưởng chiều cao hơn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh những lợi ích to lớn của việc bổ sung vitamin K thì việc sử dụng quá liều (nhất là vitamin tổng hợp – K3) cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Vàng da sơ sinh.
  • Thiếu máu tán huyết.
  • Tăng chỉ số bilirubin trong máu.

Lượng vitamin K trẻ cần

Tuy vitamin K là loại vitamin quan trọng đối với cơ thể, nhưng không phải cứ nạp càng nhiều là càng tốt. Ngoài cách bổ sung tự nhiên thông qua thực phẩm hàng ngày, bạn có thể tiêm hoặc uống thêm vitamin K.

Tùy theo độ tuổi và giới tính, vitamin K cần được bổ sung theo liều lượng khác nhau, cụ thể như:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng đầu đời: cần 2 mcg/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 4 tuổi: cần 30 mcg/ ngày
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng: cần 2,5 mcg/ ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: cần 60 mcg/ ngày
  • Nam > 19 tuổi: cần 120 mcg/ ngày
  • Nữ > 19 tuổi: cần 90 mcg/ ngày
  • Phụ nữ mang thai: cần 90 mcg/ ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: nhu cầu 90 mcg/ ngày.

Cách bổ sung vitamin K cho bé

Các chuyên gia nhi khoa khuyến nghị bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh qua đường tiêm là cách tốt nhất để giúp trẻ có đủ lượng vitamin K cần thiết. Những trẻ không được tiêm vitamin K lúc mới chào đời thường có nguy cơ xuất huyết cao gấp 81 lần so với những trẻ đã được tiêm.

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, trẻ sơ sinh cần được cung cấp vitamin K ngay khi chào đời bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Tiêm (bắp) 1 mũi vitamin K1 (1mg) hoặc vitamin K3 (2mg)
  • Uống vitamin K1 (2mg) theo phác đồ 3 liều. Liều 1: sau khi sinh, liều 2: 7 ngày tuổi và liều 3: 1 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia nhi khoa trên thế giới, nếu trẻ sơ sinh được dùng vitamin K đúng cách, đúng liều thì tỷ lệ xuất huyết não chỉ là 0,25/100.000 trẻ đẻ sống. Vì thế, trẻ mới sinh cần được tiêm dự phòng thiếu vitamin K đúng như khuyến cáo.

Thực phẩm giàu vitamin K

Đối với vitamin k1, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh và dầu của một số loại thực vật. Trong khi đó, vitamin k2 có mặt chủ yếu ở một số nguồn thực phẩm từ động vật và các loại rau lên men, chẳng hạn như natto (món đậu tương lên men).

Thực phẩm giàu vitamin k1

Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết, trong khoảng 100g các thực phẩm sau đây có chứa hàm lượng lớn vitamin k1, bao gồm:

  • Rau cải xoăn nấu chín: Cung cấp 418,5 mcg.
  • Rau bina nấu chín: Cung cấp 540,7 mcg.
  • Rau cải xanh nấu chín: Cung cấp 592,7 mcg.
  • Củ cải đường nấu chín: Cung cấp 484 mcg.
  • Rau bồ công anh thô: Cung cấp 778,4 mcg.
  • Bông cải xanh: Cung cấp 141,1 mcg.
  • Bắp cải nấu chín: Cung cấp 108,7 mcg.
  • Húng quế khô: Cung cấp 1714,5 mcg.
  • Cỏ xạ hương khô: Cung cấp 1714,5 mcg.
  • Kinh giới khô: Cung cấp 621,7 mcg.
  • Mùi tây tươi: Cung cấp 1640 mcg.
  • Dầu đậu nành: Cung cấp 183,9 mcg.
  • Bơ thực vật: Cung cấp 101,3 mcg.
bo sung vitamin k cho tre 2

Bổ sung vitamin K2 cho trẻ từ sữa dinh dưỡng Nutricare Smarta Grow

Thực phẩm giàu vitamin k2

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thực phẩm sau đây có chứa hàm lượng vitamin k2 cao nhất, bao gồm:

  • Natto (đậu tương lên men): Cung cấp 939 mcg.
  • Gan bò: Cung cấp 106 mcg.
  • Gan ngỗng: Cung cấp 369 mcg.
  • Thịt gà: Cung cấp 35,7 mcg.
  • Xúc xích Ý: Cung cấp 28 mcg.
  • Pho mát mềm: Cung cấp 506 mcg.
  • Pho mát cứng: Cung cấp 282 mcg.
  • Sữa béo nguyên chất: Cung cấp 38,1 mcg.
  • Thịt xông khói: Cung cấp 35 mcg.

Vitamin K rất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình đông máu diễn ra bình thường. Dù là trẻ sơ sinh hay người lớn cũng nên chú ý, tìm hiểu đầy đủ thông tin về loại khoáng chất này để chủ động bổ sung đầy đủ.