Con cao lớn và khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ bậc phụ huynh nào. Nhưng việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, dinh dưỡng, tập luyện,… Vậy có những cách tăng chiều cao nào cho trẻ an toàn và hiệu quả?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con người, cụ thể như:

  • Sự di truyền: Yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng, chiếm 23% khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những trẻ có cha mẹ sở hữu chiều cao khiêm tốn thì sẽ không thể cải thiện được dáng vóc.
  • Dinh dưỡng: Cân bằng trong chế độ dinh dưỡng được xem là cách tốt nhất để cải thiện chiều cao cho trẻ vì yếu tố này ảnh hưởng đến 32% khả năng phát triển chiều cao. Trẻ bị thiếu chiều cao thường trong nhóm: tiêu thụ quá nhiều chất béo, ăn nhiều đường và tinh bột, ăn ít các loại chất đạm cùng khoáng chất và và các loại vitamin.
  • Vận động: Tập thể thao thường xuyên với cường độ phù hợp, môn tập vừa sức và thể trạng của trẻ sẽ góp phần cải thiện chiều cao đáng kể.
  • Giấc ngủ: Trẻ ngủ không sâu giấc, ngủ quá muộn, giờ giấc ngủ không điều độ,… sẽ khiến cơ thể không tiết đủ hormone tăng trưởng nên khả năng phát triển chiều cao cũng bị hạn chế. Các chuyên gia chỉ ra rằng vào khoảng 22 – 4 giờ sáng là thời điểm tốt nhất để phát triển chiều cao vì đó là khi cơ thể sẽ tiết hormone tăng trưởng chiều cao cao nhất.
  • Môi trường sống: Tuy đây không phải là yếu tố quyết định chiều cao của trẻ nhưng nó vẫn tác động ở mức độ nhất định nếu trẻ được sống trong môi trường trong lành, thoải mái.

Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:

  • Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 – 20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên.
  • Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
  • Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 – 16 tuổi và con trai từ 12 – 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt.

Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển.

Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì. Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).

Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.

Những cách tăng chiều cao cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng, cải thiện vóc dáng, chiều cao. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, chiếm đến 32% trong việc phát triển chiều cao, nhất là ở 3 năm đầu đời.

Để hỗ trợ con phát triển chiều cao tối ưu, cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và có chế độ ăn dặm hợp lý, cân bằng dinh dưỡng ở giai đoạn tiếp theo.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh hãy chú ý đến hàm lượng protein nạp vào cơ thể của trẻ mỗi ngày vì đây là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Ngoài ra, cũng nên tăng cường bổ sung canxi, vitamin D qua chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm giúp tăng chiều cao:

  • Rau, củ, quả giàu vitamin A, D, B1, B2, C: Dưa hấu, xoài, chanh dây, đu đủ, bắp cải, súp lơ, khoai lang,…
  • Thực phẩm giàu protein: Cá, thịt gà, trứng, thịt bò,…
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin E: sữa chua, phô mai, sữa tươi,…

Uống sữa dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi cũng là một cách tăng chiều cao hiệu quả. Sữa tăng chiều cao có thành phần chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin, photpho,… tốt cho sự phát triển của xương. Do đó, phụ huynh có thể cho trẻ uống sữa mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất, giúp trẻ tăng chiều cao.

Vận động thường xuyên, đúng cách giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội

Vận động thường xuyên, đúng cách giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội

Tập luyện thể thao

Chăm chỉ tập thể dục thể thao là cách tăng chiều cao tự nhiên, an toàn, hiệu quả nhất. Các bài tập thể dục hàng ngày sẽ giúp các khớp xương được kéo giãn, lớp sụn khớp được thư giãn, không bị chèn ép bởi sự gia tăng sinh trưởng của dịch khớp. Từ đó, dịch khớp đạt đến ngưỡng vừa đủ, xương dài, dẻo dai và vững chắc hơn.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng (HGH), giúp tăng chiều cao mà còn giúp giảm nguy cơ loãng xương, xương trở nên giòn yếu. Một số bài tập giúp tăng chiều cao như: treo người trên xà đơn, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá,…

Song song, cha mẹ cũng nên điều chỉnh các tư thế ngồi, đi đứng của bé sao cho đúng để không ảnh hưởng đến xương khớp như gây ra tình trạng cong vẹo cột sống, gù lưng…

Ngủ đủ giấc mỗi ngày

Giấc ngủ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Khi trẻ ngủ sâu, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng GH, giúp trẻ phát triển về cân nặng và chiều cao. Vì vậy, để tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nên đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, khoảng 8 tiếng liên tục trong mỗi đêm.

Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Một cách đơn giản giúp tăng chiều cao cho trẻ là nên cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng. Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên, có khả năng thúc đẩy sự phát triển xương và cơ bắp, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Từ đó hỗ trợ bé tăng chiều cao hiệu quả.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, tăng sản xuất hormone tăng trưởng từ đó giúp tăng chiều cao. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 8 – 10 cốc nước mỗi ngày, còn nếu bạn thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời, bạn nên uống khoảng 10 – 12 cốc nước mỗi ngày để duy trì lượng nước vừa đủ cho cơ thể.

Luôn giữ tư thế đúng

Tư thế đúng giúp các đốt sống lưng giữ đúng khoảng cách thích hợp, giúp bạn trông cao hơn và ngăn ngừa chứng đau cổ, đau lưng do sai tư thế. Do đó, bạn nên chú ý điều chỉnh đúng tư thế ngay cả khi đứng, ngồi và ngủ.

Cách điều chỉnh tư thế đúng:

  • Khi đi bộ: Lưng và đầu thẳng, hai vai thả lỏng, tránh mang vác đồ nặng.
  • Khi đứng: hai chân dang rộng bằng vai, đứng thẳng , hai tay buông lỏng, không để tay vào túi quần.
  • Khi ngồi: Lưng thẳng, không chùng. Lưu ý điều chỉnh độ cao ghế phù hợp, sao cho bàn chân đặt trên sàn, đùi song song với sàn. Bạn nên đặt thêm một tấm gối đệm lưng và tránh bắt chéo chân.
Bổ sung thực phầm giàu canxi cho trẻ

Bổ sung thực phầm giàu canxi cho trẻ

Chăm sóc y tế

Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có điều kiện lớn nhanh hơn.

Tránh xa các yếu tố gây cản trở sự phát triển chiều cao

Các loại thực phẩm nhiều đường, chiên rán nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, bia rượu,… là các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của chiều cao, do đó, cần hạn chế ăn những loại thức ăn này.

Các tư thế sai như cong lưng, chùng lưng, rụt vai, cúi đầu không chỉ hạn chế khả năng suy nghĩ, phản xạ mà còn kìm hãm sự phát triển của xương, giảm sự linh hoạt, nhanh nhẹn. Do đó, để tăng chiều cao, bạn nên điều chỉnh tư thế cột sống và luôn giữ tư thế đúng.

Lưu ý

Bên cạnh các biện pháp cải thiện chiều cao nhanh chóng, bố mẹ nên chú ý các vấn đề sau:

  • Việc cải thiện chiều cao là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì cao.
  • Cận thực thiện kết hợp nhiều cách tăng chiều cao, đặc biệt là ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
  • Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao rõ rệt và nhanh chóng nhất, do đó, cơ thể cần bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin D3, MK7 để tăng sản xuất hormone tăng trưởng.
  • Bố mẹ không nên tạo áp lực, đặt quá nhiều mong muốn vào trẻ.
  • Tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, lưu thông máu.

Bạn nên cho bé đến bác sĩ khám thường xuyên để kiểm tra chiều cao và cân nặng. Việc phát hiện sớm trẻ bị chậm phát triển chiều cao sẽ giúp việc điều trị  trở nên dễ dàng hơn.