Người bệnh đái tháo đường thường phải áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem nhằm ổn định chỉ số đường huyết, tránh tăng quá cao gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy người bệnh tiểu đường có uống được sữa không? nên uống sữa gì?
Sữa và bệnh tiểu đường
Sữa rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của mỗi người vì nó là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứa nhiều chất béo và tinh bột, chúng là yếu tố gây rủi ro cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch. Bằng cách quản lý chất béo trong chế độ ăn uống, bạn có thể giúp giảm nguy cơ này. Mục tiêu mà các chuyên gia dinh dưỡng hướng đến là cắt giảm chất béo không lành mạnh và ăn một lượng chất béo lành mạnh.
Thành phần chất béo có trong sữa đều không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn hãy chọn sữa ít béo hoặc không có chất béo để nhận được lượng canxi và các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, carbs trong sữa bị phân hủy và trở thành đường trong máu nên đối với cả hai tuýp đái tháo đường, bệnh nhân cũng cần phải theo dõi lượng carbs của mình. Khi uống quá nhiều sữa có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.
Để giữ cho lượng đường huyết luôn đạt ở mức ổn định, bạn cần đặt ra một lượng carbs tiêu chuẩn trong ngày và chỉ ăn trong giới hạn đó.
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký. Họ sẽ tính toán số lượng carbohydrate có thể ăn mỗi ngày và sau đó hướng dẫn bạn cách đếm lượng carb khi bạn đọc nhãn dinh dưỡng có ghi trên thực phẩm.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng sống chung với bệnh tiểu đường không đơn giản chỉ bao gồm đếm lượng carbs, mà các thực phẩm ăn nhẹ hay bữa ăn có nhiều chất béo và protein có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tiêu hóa và sử dụng carbs.
Bạn có thể bắt đầu với một khẩu phần sữa nhỏ hơn để xem nó có ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể như thế nào. Điều này giúp mỗi cá nhân có thể lập kế hoạch cho các bữa ăn và biết rằng mình sẽ cần bao nhiêu insulin và những loại thực phẩm khác nên ăn hoặc tránh với sữa.
Bệnh nhân tiểu đường có được uống sữa không?
Nhiều bạn cho rằng carbohydrate có trong sữa có thể chuyển hóa thành glucose và khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng tăng đường huyết, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế họ hạn chế bổ sung sữa vào khẩu phần ăn uống hàng ngày để tránh tác động tiêu cực đối với sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, quan niệm này chưa thực sự chính xác, nhìn chung người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể uống sữa. Nếu kiêng khem quá kỹ, bạn rất dễ rơi vào tình trạng thiếu chất, cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Chúng ta chỉ cần lựa chọn loại sữa dành cho người tiểu đường và dùng với khẩu phần phù hợp.
Sữa cho người tiểu đường
Không phải loại sữa nào cũng có thể sử dụng được cho người bệnh. Sữa cho người tiểu đường phải là loại sữa chứa axit béo không no, như vậy mới có thể giúp cải thiện được hiện trạng mỡ trong máu, giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp đồng thời và cung cấp năng lượng.
Các sản phẩm phải được nghiên cứu và tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết để phù hợp hơn với nhu cầu người bệnh. Ngoài ra, loại sữa này cũng sẽ bổ sung canxi mà người bệnh bị thiếu hụt do các triệu chứng bệnh gây ra.
Nếu chọn đúng dòng sữa cho người tiểu đường, sữa sẽ giúp người bệnh:
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
- Tăng cường đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường (Tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ loãng xương, ổn định huyết áp).
- Hạn chế mệt mỏi, căng thẳng cho bệnh nhân tiểu đường.
Kinh nghiệm chọn sữa dành cho người tiểu đường
Đầu tiên, muốn chọn sữa cho người tiểu đường cần hiểu rõ tình trạng cơ thể của bệnh nhân cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Lựa chọn sữa có chỉ số đường huyết GI thấp: Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn sữa có chỉ số đường huyết ≤ 55 để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
- Chọn sữa không đường, ít ngọt, tách béo: Sữa không đường, ít ngọt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tăng chỉ số đường huyết của bệnh nhân sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng sữa ít chất béo, tách béo sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường.
- Dùng sữa phù hợp với thể trạng: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thường mắc kèm thêm một số bệnh lý nền hoặc một số triệu chứng bệnh khác. Vì vậy, dựa vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân để lựa chọn loại sữa có thêm tác dụng hỗ trợ phù hợp như: Chống loãng xương, cải thiện giấc ngủ, thể trạng…
- Lựa chọn sữa có nguồn gốc thực vật: Sữa có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, thay vì chỉ dùng sữa tươi không đường, sữa bột, sữa công thức chuyên dụng cho người tiểu đường có thể dùng sữa đậu nành, sữa hạnh nhân… như một lựa chọn thay thế.
Các loại sữa phù hợp cho người tiểu đường
Sữa đậu nành không đường
Tiểu đường uống sữa nào thì sữa đậu nành không đường là đáp án đầu tiên với những lợi ích của sữa đậu nành với bệnh nhân tiểu đường:
- Sữa đậu nành có chỉ số GI là 30, rất thích hợp sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Giảm lượng đường trong máu: Cellulose và tinh chất Isoflavone trong sữa đậu nành có tác dụng giảm đường máu và ngăn ngừa sự hấp thu đường vào máu.
- Giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường: Protein trong sữa đậu nành là thành phần có tác dụng giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch hiệu quả trên bệnh nhân tiểu đường.
- Giảm mỡ máu ở người tiểu đường: Một số vi chất có trong sữa đậu nành có tác dụng giúp phân hủy lượng mỡ thừa trong máu. Vì vậy, giúp kiểm soát tình trạng mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người tiểu đường: Trong sữa đậu nành có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và đề kháng cho người bệnh tiểu đường như: Protein, canxi. vitamin A, B, E, sắt, magie…
- Không gây dị ứng Lactose: Một số bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp tình trạng dị ứng lactose khi uống sữa và bị tăng đường máu. Tuy nhiên, sữa đậu nành không hề chứa đường lactose. Vì vậy, đây là lựa chọn rất phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Sữa hạnh nhân không đường
Sữa hạnh nhân cũng giúp bạn giải quyết việc bệnh tiểu đường uống sữa gì với những lợi ích của sữa hạnh nhân với bệnh nhân tiểu đường:
- Sữa hạnh nhân có chỉ số đường huyết (GI) là 30, được tính là nhóm sữa có chỉ số GI thấp.
- Thuộc danh sách câu trả lời cho việc tiểu đường uống được sữa gì tiểu đường uống được sữa gì, trong 100 g sữa hạnh nhân có chứa khoảng 0.5-1 g chất xơ giúp hormone chuyển hóa đường hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, giúp cải thiện lượng đường trong máu cho bệnh nhân. Ngoài ra, chất xơ giúp làm giảm hàm lượng mỡ xấu trong cơ thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.
- Lượng vitamin E được bổ sung trong sữa hạnh nhân đã được chứng minh có tác dụng kích thích hoạt động của hormone chuyển hóa đường. Vì vậy giúp hỗ trợ kiểm soát đường máu hiệu quả hơn.
Sữa hạt lanh không đường
Sữa hạt lạnh là một lựa chọn tốt với 2 lợi ích này, cụ thể:
- Giúp kiểm soát đường máu hiệu quả: Theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa dinh dưỡng, đại học New Hampshire (Hoa Kỳ) cho kết quả rằng chất Lignan có trong hạt lanh giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
- Trong 100 g sữa hạt lanh có chứa 1.5 g chất xơ và 100 mg omega 3 rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời 2 chất này tham gia vào quá trình giúp cơ thể giảm nồng độ cholesterol, giảm biến chứng tiểu đường.
Sữa óc chó không đường
Lợi ích của sữa gạo với bệnh nhân tiểu đường
- Sữa óc chó có chỉ số GI khá thấp (15) vì vậy không làm tăng đường huyết của bệnh nhân sau khi sử dụng, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vì vậy đây cũng là một đáp án cho việc tiểu đường uống được sữa gì
- Sữa óc chó giúp tăng lượng insulin có tác dụng hạ đường máu.
- 1.1 g chất xơ có trong 100 g sữa óc chó không chỉ ngăn ngừa táo bón, tăng cường tiêu hóa mà còn có tác dụng hạn chế hấp thu glucose, hỗ trợ kiểm soát đường máu của bệnh nhân tiểu đường.
- Nhờ lượng axit béo omega 3 dồi dào trong hạt óc chó giúp tăng cholesterol tốt và giảm đáng kể các cholesterol xấu. Nhờ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng trên bệnh nhân tiểu đường.
Sữa Glucare Gold
Sữa Glucare Gold mang lại những lợi ích rõ ràng như:
- Giúp kiểm soát đường huyết ổn định thông qua hệ GI tiên tiến thấp (Palatinose, Isomalt, Maltitol) cùng Crôm được EFSA Châu đã được chứng nhận giúp ổn định đường huyết.
- Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
- Chứa chất béo MUFA và PUFA tốt cho tim mạch, giảm biến chứng tiểu đường.
- Công thức không chứa đường Lactose, vì vậy phù hợp cho người tiểu đường không dung nạp được đường Lactose.
Sữa non Colos Glucare Nutricare
Sữa non Colos Glucare Nutricare giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường và những người béo phì, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa tốt.
- Giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe và thể trạng.
- Hệ đường tiên tiến (Palatinose, Isomalt, Maltitol) có chỉ số đường huyết thấp và Crôm được cơ quan ATTP Châu ÂU EFSA công nhận tác dụng ổn định đường huyết.
- Sữa non từ Mỹ chứa kháng thể IgG 800*mg, cùng Vitamin C, Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng. Bổ sung 39 dưỡng chất cho người đái tháo đường.
Sữa Nutricare Cerna
Sữa Nutricare Cerna dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường
- Giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch.
- Sử dụng hệ bột đường tiên tiến (Isomalt, Palatinose, Maltitol) chỉ số GI thấp 32,5 giúp kiểm soát đường huyết, tránh hạ đường huyết xa bữa ăn.
- Bổ sung chất béo không no MUFA, PUFA phòng ngừa xơ vữa động mạnh, tốt cho tim mạch.
Gluvita Gold Vitadairy
Kiểm soát và ổn định đường huyết cho người đái tháo đường
- Giúp kiểm soát và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng và tăng cường sức khỏe cho người đái tháo đường.
- Hệ bột đường tiên tiến LGI: (Palatinose (Isomaltulose), Polyols, Fructose) có chỉ số đường huyết thấp giúp kiểm soát đường huyết sau khi uống và ổn định đường huyết lâu dài.
- Các thành phần chất béo lành mạnh MUFA, PUFA giúp cải thiện mỡ máu, giảm LDL-Cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và phòng bệnh tim mạch.
- Cải thiện sự nhạy cảm với insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Sữa Leanpro GluLevel
Kiểm soát đường huyết – Tốt cho tim mạch
- Hệ đường có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Isomaltulose, Erythritol giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và làm giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn
- Bổ sung Crom được cho là thúc đẩy giảm cân, xây dựng cơ bắp, giảm mỡ trong cơ thể, giảm nồng độ cholesterol và triglyceride, đồng thời tăng cường chức năng insulin.
- Chứa chất béo không no MUFA, PUFA giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh tim mạch
- Vitamin K2 ngăn ngừa sự lắng đọng Canxi ở lòng mạch là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch như bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không?
Sữa tươi không đường là loại sữa tươi được lấy từ động vật có vú như bò, cừu, dê,… và được chế biến để tách thành phần đường có trong tự nhiên để con người có thể sử dụng bổ sung dưỡng chất hàng ngày. Do đó chỉ số đường huyết của sữa tươi không đường gần như không đáng kể mà vẫn giữ được các chất khác trong sữa như carbohydrate, canxi, các loại vitamin,… để bổ sung năng lượng một cách hiệu quả.
Vậy “sữa tươi không đường có làm tăng đường huyết không” thì câu trả lời là không, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng sữa tươi không đường trong việc bổ sung canxi giúp xương chắc khoẻ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Như vậy, khi chọn sữa cho người tiểu đường cần phải dựa trên những nguyên tắc riêng để vừa cung cấp dinh dưỡng vừa hỗ trợ kiểm soát được chỉ số đường huyết. Khi chọn mua sữa, bạn cũng nên đọc kỹ bảng giá trị dinh dưỡng để chọn cho đúng với nhu cầu của mình nhé!
Để lại bình luận